Hiện nay, lạm phát đã bao trùm lên các đất nước trên thế giới. Đây là một tình trạng toàn cầu, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên, Việt Nam trong năm nay đã giữ vững lạm phát dưới mức 4% - hoàn thành mục tiêu đề ra.
Đưa ra nhìn nhận về tình trạng lạm phát trong năm tới, TS Vũ Đình Ánh cho biết “Chịu áp lực là có, nhưng sẽ không lâm vào cảnh lạm phát cao như các nước trên thế giới.” Năm 2023, dự báo lạm phát sẽ không vượt quá mức 4,5%
Tuy vậy, triển vọng tương lai có rất nhiều biến số, TS Vũ Đình Ánh có đưa ra một vài chia sẻ về các lĩnh vực như trái phiếu, chứng khoán, những rủi ro trên thị trường.
Rủi ro tăng chi phí giáo dục và chăm sóc sức khỏe
Trong năm vừa qua, giáo dục và y tế là hai nhóm được chính phủ kiểm soát khá chặt chẽ, áp lực lạm phát chưa tác động nhiều lên 2 nhóm này.
Có một vài xu hướng chính TS đã đưa ra trong thời gian qua:
Thứ nhất, nhu cầu bảo vệ sức khỏe của người dân gia tăng, thống kê có tới 43% chi phí được trả bằng tiền túi người dân.
Thứ 2, hiện nay chi phí y tế tư nhân của Việt Nam đang đắt đỏ gấp 2-2,4 lần chi phí y tế điều trị ở các nước phát triển so với thu nhập bình quân của người dân.
Thứ 3, chi phí giáo dục chiếm 17-21% tổng chi phí nuôi con, nhu cầu học trường tư và du học gia tăng.
Rủi ro tăng chi phí trong tương lai là có. “Khách hàng cần có sự chuẩn bị các nguồn dự phòng, bổ sung thiếu hụt bảo hiểm để phòng ngừa rủi ro về sức khỏe, cũng như chuẩn bị quỹ học vấn cho con cái.”- TS Vũ Đình Ánh chia sẻ.
Thị trường trái phiếu và thị trường chứng khoán
Chia sẻ về thị trường trái phiếu, TS Vũ Đình Ánh cho biết hiện nay niềm tin của người tiêu dùng đang đi xuống.
“Thị trường trái phiếu vàng thau lẫn lộn. Chúng ta phải phân biệt rõ trái phiếu tốt và trái phiếu xấu. Các trái phiếu tốt đang bị ảnh hưởng liên đới bởi trái phiếu xấu”.
Hiện nay, rủi ro trên thị trường trái phiếu nằm ở các trái phiếu xấu khi các trái phiếu và công ty phát hành trái phiếu này vướng rủi ro pháp lý. Và chính phủ đang yêu cầu các công ty phải mua lại lượng trái phiếu xấu trên. Tuy nhiên, cần có thời gian để cơ quan nhà nước làm sạch thị trường. Thị trường còn khá mới nên tính rủi ro vẫn còn cao.
TS thông tin: “Trong thời gian tới chính phủ sẽ quyết liệt xử lý nhằm trong sạch, ổn định và bền vững cho thị trường trái phiếu.”
Đối với thị trường chứng khoán, TS Vũ Đình Ánh cho biết thị trường này chịu rất nhiều biến động trong thời gian qua.
Đối mặt với câu hỏi: “Liệu thị trường đã tạo đáy?” TS cho biết: “Không thể dự đoán đáy hay đỉnh của thị trường chứng khoán”
Thị trường chứng khoán đôi khi không phản ánh mức độ lạc quan hay thậm chí là tăng trưởng, phát triển rất tốt của nền kinh tế và ngược lại. Bên cạnh đó, thị trường có tính chất đám đông của nhà đầu tư cá nhân – khi tăng thì mua đồng loạt, khi giảm thì hoảng sợ bán tháo. Mặt khác, sự thao túng của đội lái ảnh hưởng rất nhiều đến xu hướng thị trường.
“Trong thời gian gần đây, do giá cổ phiếu bị đẩy lên quá cao, cùng sự vào cuộc xử lý của các cơ quan quản lý (thậm chí xử lý hình sự) khiến thị trường bị quá bán – tức là Tốt cũng bán mà xấu cũng bán”.
Ông Ánh chia sẻ triển vọng dài hạn thì vẫn rất tốt, đây vẫn là một kênh huy động vốn của Chính phủ.
Triển vọng kinh tế 2023
“Năm 2023, dự kiến nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng tốt, GDP quanh 6-6,5%, khác biệt hoàn toàn so với bối cảnh chung thế giới.”
Nhìn nhận vào năm tới, TS Vũ Đình Ánh chia sẻ thêm thị trường bảo hiểm sẽ rất thuận lợi.
Có hai lí do TS đưa ra cho vẫn đề này: Đầu tiên, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam tăng nhanh về quy mô, mức độ giàu có và phân bố đồng đều hơn ở các địa phương, và họ tới từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Thứ 2, sau những biến động thị trường thì ngày càng nhiều người nhận ra và có nhu cầu đầu tư an toàn, phòng ngừa rủi ro. Họ sẽ có xu hướng cân nhắc đầu tư và làm việc với các nhà đầu tư tổ chức chuyển nghiệp.
Với vai trò là 1 trong 3 trụ cột của thị trường tài chính (ngân hàng – chứng khoán – bảo hiểm) kênh bảo hiểm lại quan trọng hơn nữa trong việc phòng ngừa và cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro.