Trong vòng 1 tuần, thêm 9 nhà cung cấp và nhà thầu phụ đồng ý cấn trừ nợ bằng cổ phiếu của Hòa Bình (HBC), tổng giá trị nợ được cấn trừ lên đến 1.000 tỷ đồng

Huyền Trang | 16:39 12/07/2023

Hoà Bình dự kiến phát hành thêm 274 triệu cổ phiếu tương đương số tiền dự kiến 3.288 tỷ đồng, trong đó, phát hành cổ phiếu cho nhà thầu phụ và nhà cung cấp 1.050 tỷ đồng.

Trong vòng 1 tuần, thêm 9 nhà cung cấp và nhà thầu phụ đồng ý cấn trừ nợ bằng cổ phiếu của Hòa Bình (HBC), tổng giá trị nợ được cấn trừ lên đến 1.000 tỷ đồng

Trong Báo cáo thường niên 2022 của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã: HBC), Chủ tịch Lê Viết Hải đã tiết lộ tính đến ngày 30/6, đã có 98 nhà cung cấp, nhà thầu phụ đồng ý cấn trừ nợ bằng cổ phiếu với giá trị 1.000 tỷ đồng.

Trong tâm thư trước đó gửi đến cổ đông, ông Hải cho biết, đến ngày 23/06/23 đã có 89 nhà cung cấp và nhà thầu phụ đồng ý cấn trừ nợ bằng cổ phiếu với giá trị 650 tỷ đồng.

Như vậy, trong vòng 1 tuần đã có thêm 9 nhà cung cấp và nhà thầu phụ đồng ý cấn trừ nợ bằng cổ phiếu với giá trị 350 tỷ đồng.

Ông Hải khẳng định, khi hoàn tất việc định giá lại tài sản, phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược và thành công trong việc thu hồi nợ để hoàn nhập nợ ngắn hạn phải thu khó đòi lũy kế đến 31/12/2023 là 2.059 tỷ đồng thì vốn chủ sở hữu của Hoà Bình không những sẽ trở lại như cũ mà còn cao hơn nhiều so với những năm trước.

"Với nguyên tắc chung là rất thận trọng, đơn vị kiểm toán đã căn cứ vào tuổi nợ khiến khoản trích lập dự phòng nói trên. Thực tế trong suốt lịch sử kinh doanh của mình, Hoà Bình chưa hề xoá bất cứ một khoản nợ nào. Hầu hết các khoản nợ từng trích lập trước đây đều đã được hoàn nhập."- Chủ tịch HBC chia sẻ thêm

Trong thời gian qua, do tình thế chẳng đặng đừng Hoà Bình đã phải giải quyết vấn đề thu hồi nợ qua cơ quan chức năng và đã có 10 vụ được xét xử, Hòa Bình đã thành công cả 10 vụ. Tổng giá trị Hòa Bình sẽ thu về qua kết quả xét xử cao hơn tổng nợ gốc lên đến gần 50%.

Theo kế hoạch tái cấu trúc tài chính của Hoà Bình, Công ty dự kiến phát hành thêm 274 triệu cổ phiếu tương đương số tiền dự kiến 3.288 tỷ đồng, trong đó, phát hành cổ phiếu cho nhà thầu phụ và nhà cung cấp 1.050 tỷ đồng và phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược 2.238 tỷ đồng.

Hoà Bình sẽ chuyển nhượng công ty con Matec và một phần thiết bị đã khấu hao, dự kiến thu về 1.185 tỷ bổ sung vào vốn lưu động của tập đoàn. Định giá lại máy móc thiết bị và bất động sản để tăng hạn mức tín dụng, bổ sung vốn kinh doanh.

Bên cạnh đó, công ty sẽ quyết liệt quản trị khoản phải thu.

Khoản phải thu khách hàng kéo dài 2.742 tỷ, dự kiến thu về trong năm 2023 được 995 tỷ, hoàn nhập 257 tỷ, năm 2024 thu về 1.250 tỷ, hoàn nhập 558 tỷ, năm 2025 thu về 497 tỷ, hoàn nhập 243 tỷ.

Khoản phải thu khách hàng 3.848 tỷ sẽ đẩy nhanh tốc độ thu tiền, đàm phán cấn trừ công nợ (trong trường hợp Chủ đầu tư gặp khó khăn về mặt tài chính).

Khoản phải thu theo tiến độ 3.665 tỷ đẩy nhanh công tác hồ sơ các khoản thanh toán sản lượng hàng kỳ để giảm khoản phải thu theo tiến độ xuống và thương lượng thêm các điều khoản thanh toán.

Và cơ cấu lại các khoản vay.

Tính đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của Hoà Bình gần 15.600 tỷ đồng, giảm 6% so với hồi đầu năm. Trong cơ cấu tài sản, khoản phải thu ngắn hạn chiếm đến 68% với 10.673 tỷ đồng.

Tổng nợ phải trả của Hòa Bình là 14.376 tỷ đồng, nợ ngắn hạn 12.641 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của công ty giảm 70% về 1.219 tỷ đồng do khoản lỗ ròng lên đến 2.567 tỷ đồng trong năm 2022.

image(7).png
Báo cáo thường niên năm 2022 của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình

HĐQT Hòa Bình giữ nguyên mục tiêu kinh doanh năm 2023 với doanh thu 12.500 tỷ đồng và lợi nhuận 125 tỷ đồng. Thông qua kế hoạch tái cấu trúc, Chủ tich HĐQT Lê Viết Hải tự tin Hòa Bình sẽ hồi phục với một hệ sinh thái tốt nhất, một mô hình kinh doanh phù hợp luôn thích ứng với môi trường để làm nên một doanh nghiệp trường tồn.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Trong vòng 1 tuần, thêm 9 nhà cung cấp và nhà thầu phụ đồng ý cấn trừ nợ bằng cổ phiếu của Hòa Bình (HBC), tổng giá trị nợ được cấn trừ lên đến 1.000 tỷ đồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO