Báo cáo DKRA Group đã chỉ ra những diễn biến của thị trường bất động sản Đà Nẵng trong 3 tháng đầu năm 2023.
Theo đó, thị trường bất động sản nhà ở Đà Nẵng và vùng phụ cận rơi vào trạng thái trầm lắng, thanh khoản ở mức thấp. Nguồn cung mới lẫn sức cầu toàn thị trường sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2022.
Cụ thể, phân khúc đất nền trong quý 1/2023 ghi nhận 2 dự án mở bán với nguồn cung khoảng 33 nền, giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2022. Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới đạt 15% (khoảng 5 nền), chỉ bằng 2% so với cùng kỳ năm trước.
Các dự án mở bán mới tập trung chủ yếu ở Quảng Nam, chiếm khoảng 90.9% nguồn cung toàn thị trường. Riêng Thừa Thiên Huế tiếp tục không ghi nhận nguồn cung mở bán mới. Mặt bằng giá sơ cấp không có sự biến động so với lần mở bán trước đó. Mặt bằng giá thứ cấp trong quý ghi nhận mức giảm 8% - 12% so với quý 1/2022.
Cá biệt một số dự án có mức giá chuyển nhượng bằng giá gốc hợp đồng năm 2018, các giao dịch cắt giảm lợi nhuận tập trung chủ yếu ở nhóm dự án lâu năm chưa hoàn thiện hạ tầng, pháp lý và nhóm khách hàng có sử dụng vốn vay ngân hàng.
Theo DKRA, việc chậm cấp phép dự án mới cùng việc thanh tra ồng loạt các bất ộng sản tại Đà Nẵng và vùng phụ cận đã dẫn đến nhiều dự án bị tạm ngừng hoặc phải chờ đợi giải quyết về pháp lý, ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung cũng như thanh khoản của thị trường trong thời gian qua.
Tương tự, thị trường căn hộ tại Đà Nẵng và vùng phụ cận cũng ghi nhận những giảm sút đáng kể. Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm 2023, chỉ có 2 dự án mở bán với 126 căn, giảm 28% so với quý trước nhưng tăng 40% so với cùng kỳ năm 2022. Nguồn cung mới trong quý tập trung tất cả tại thị trường Đà Nẵng, trong khi Quảng Nam và Thừa Thiên Huế tiếp tục khan hiếm nguồn cung mở bán mới. Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới đạt khoảng 23%, tương đương 29 căn, giảm 33% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, phân khúc căn hộ hạng C dẫn dắt nguồn cung mới toàn thị trường và phân bổ chủ yếu tại các quận Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn của TP. Đà Nẵng.
Tình hình tương tự diễn ra ở phân khúc nhà phố, biệt thự. Trong 3 tháng đầu năm 2023, chỉ có 1 dự án duy nhất ở Quảng Nam, với khoảng 12 căn mở bán, chỉ bằng 18% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tiêu thụ trên nguồn cung mới đạt 42% (khoảng 5 căn), giảm 86% so với quý 1/2022. Đây là mức tiêu thụ thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Mặt bằng giá bán sơ cấp tăng 2% - 3% so với quý trước và tăng 14% so với cùng kỳ, kèm theo những chính sách hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc, giãn lịch thanh toán, cam kết cho thuê,… nhằm kích cầu thị trường. Trên thị trường thứ cấp, thanh khoản được ghi nhận ở mức thấp, giao dịch tập trung chủ yếu vào các dự án đã bàn giao nhà, có pháp lý hoàn thiện và mức giá bán dưới 5 tỷ đồng/căn.
Loại hình bất động sản nghỉ dưỡng cũng khá im lìm khi không ghi nhận nguồn cung mới mở bán trong quý 1/2023 ở tất cả các phân khúc. Hầu hết nguồn cung thị trường hiện nay đến từ lượng hàng tồn kho của những dự án đã mở bán trước đó. Mặt bằng giá bán sơ cấp không có nhiều biến động.
Riêng, phân khúc biệt thự nghỉ dưỡng, thị trường không ghi nhận nguồn cung mới mở bán trong 9 tháng liên tiếp. Sức cầu thị trường ở mức rất thấp, hơn 60% dự án đóng giỏ hàng, không ghi nhận phát sinh giao dịch. Mặt bằng giá sơ cấp dao động từ 9.1 - 131.1 tỷ đồng/căn. Xu hướng chia sẻ doanh thu vẫn tiếp tục được áp dụng rộng rãi và dần thay thế hình thức chia sẻ lợi nhuận bởi sự minh bạch về dòng tiền.
Dự báo về phân khúc đất nền, đại diện DKRA Group cho rằng, trong các quý tiếp theo, thị trường tiếp tục tình trạng khan hiếm nguồn cung mới. Nguồn cung tập trung chủ yếu ở Quảng Nam và Đà Nẵng, khu vực Thừa Thiên Huế tiếp tục tình trạng khan hiếm nguồn cung mới.
Mặt bằng giá sơ cấp duy trì ở mức ổn ịnh so với quý 1/2023 và khó có những đợt tăng giá trong ngắn hạn. Thanh khoản toàn thị trường vẫn trầm lắng chưa có dấu hiệu khởi sắc khi mặt bằng giá dự án vẫn neo cao và lãi suất vay mua bất động sản chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.