Theo đó, dịch vụ vay nhanh Fast money được giới thiệu là thương hiệu thuộc Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (Easy Credit). Dịch vụ này cung cấp sản phẩm cho vay tiêu dùng trên cơ sở kết hợp giữa Easy Credit và một doanh nghiệp khác là Amber Fintech.
Đáng chú ý, dịch vụ Fast money có lãi suất thực (lãi suất+phí dịch vụ+phí thu hộ) lên đến gần 60%/năm.
Ví dụ, khách hàng vay gói 15 triệu đồng trong thời hạn 12 tháng (1 năm) sẽ được giải nhân số tiền 15 triệu đồng vào ví điện tử Momo. Sau 1 năm tổng số tiền mà khách hàng sẽ phải trả tạm tính (bao gồm gốc, lãi và các loại phí) sẽ lên đến hơn 23,8 triệu đồng, tức bằng gần 60% khoản vay.
Bên cạnh đó, nếu khách thanh toán trễ hạn sẽ bị Fast money tính lãi suất quá hạn lên đến 68%/năm trên dư nợ còn lại.
Theo giới thiệu, Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (Easy Credit) có tiền thân là EVN Finance được thành lập từ 1/9/2008 nhằm thu xếp vốn, quản trị vốn cho các dự án điện thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên. Đồng thời cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính cho các đơn vị trong ngành điện và các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế khác.
Còn Amber Fintech được giới thiệu là Công ty CP Amber Fintech là doanh nghiệp cung cấp nền tảng công nghệ phân tích đánh giá, quản lý khách hàng và xác thực OTP.
Theo nhận định của một số người dùng ví điện tử Momo, điều kiện để kích hoạt khoản vay Fast money hiện nay là tương đối dễ dàng (chỉ cần xác minh tài khoản ví điện tử Momo) cộng với việc Fast money không thể hiện rõ mức lãi suất thực phải trả (bao gồm cả phí dịch vụ, phí thu hộ... ) sẽ khiến người dùng, nhất là các bạn trẻ sẽ có thể kích hoạt khoản vay một cách “không kiểm soát” dẫn đến nguy cơ hình thành nợ xấu.