Tài chính tuần qua: Tiền gửi vào ngân hàng tăng mạnh, tín dụng tăng chưa đầy 4% nửa đầu năm, lãi suất huy động cao nhất 9,5%/năm

Mạnh Đại | 05:30 23/06/2024

Người dân đem gần 6,7 triệu tỷ đồng gửi ngân hàng trong tháng 3, tín dụng tăng chưa đầy 4% sau nửa năm, lãi suất tiết kiệm ngân hàng tiếp tục tăng, xuất hiện ngân hàng huy động lãi suất cao nhất 9,5%/năm, ….

Tài chính tuần qua: Tiền gửi vào ngân hàng tăng mạnh, tín dụng tăng chưa đầy 4% nửa đầu năm, lãi suất huy động cao nhất 9,5%/năm

Người dân vẫn tăng tiền gửi vào ngân hàng

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), bất chấp lãi suất giữ ở mức thấp, người dân vẫn đem gần 6,7 triệu tỷ đồng gửi ngân hàng trong tháng 3, đây tiếp tục là mức kỷ lục mới về lượng tiền gửi trong một tháng, con số này liên tục tăng trong khoảng 1 năm trở lại đây.

Cụ thể, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trong tháng 3/2024 đạt 6,676 triệu tỷ đồng, tăng thêm 39.000 tỷ đồng so với tháng trước đó và cao hơn 2,2% so với cuối năm 2023. Đây là mức kỷ lục từ trước đến nay và cũng là tháng thứ hai liên tiếp, chỉ tiêu này tích lũy không ngừng.

Tiền gửi của người dân vào hệ thống các tổ chức tín dụng liên tục tăng cao bất chấp mặt bằng lãi suất huy động ở mức rất thấp, được cho là do các kênh đầu tư khác như chứng khoán, trái phiếu, bất động sản, … không còn hấp dẫn khiến dòng tiền của các nhà đầu tư dịch chuyển mạnh khỏi hệ thống ngân hàng như trước.

Tín dụng tăng chưa đầy 4% sau nửa năm

Tại hội nghị trực tuyến toàn ngành ngân hàng để bàn về giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng năm 2024 được tổ chức vào sáng 19/6. NHNN cho biết, đến 14/6/2024, tăng tưởng tín dụng tăng 3,79% so với cuối năm 2023.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, hoạt động tín dụng ngân hàng luôn là nội dung được Chính phủ, Thủ tướng quan tâm chỉ đạo sát sao nhằm đẩy mạnh triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng đối với người dân, doanh nghiệp, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.

9860-1631524028-tin-dung-16994312384591600231736.jpg

Về phía NHNN, đã kịp thời ban hành 08 văn bản (gồm 01 Chỉ thị, 01 Quyết định, 01 Thông báo, 05 Công văn) chỉ đạo toàn hệ thống về công tác tín dụng.

Cùng với đó, NHNN đã triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp từ hoàn thiện cơ chế, chính sách, ví dụ như ngày 18/6/2024, NHNN đã ban hành Thông tư 06 kéo dài thời gian thực hiện chính sách tại Thông tư 02 về cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ đến hết ngày 31/12/2024. Hay như công tác chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng, lãi suất, đẩy mạnh giải ngân các chương trình, chính sách tín dụng (đặc biệt nâng quy mô gói tín dụng lâm sản thủy sản lên 30.000 tỷ đồng.

NHNN đang đề xuất sửa đổi chương trình 120.000 tỷ đồng nhà ở xã hội theo hướng ưu đãi hơn), tăng cường truyền thông, hội nghị kết nối, công tác địa phương nhằm tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng trong cung ứng tín dụng, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận tín dụng.

Kết quả, đến 14/6, tăng trưởng tín dụng tăng 3,79% so cuối năm 2023; Tốc độ tăng trưởng tín dụng cải thiện dần qua các tháng, doanh số tín dụng mà các tổ chức tín dụng đã cung ứng ra nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm nay cao hơn hơn doanh số của cùng kỳ 3 năm trước.

Tuy nhiên, mức tăng trưởng kể trên vẫn còn cách khá xa mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm nay ở mức 15% mà NHNN đã đặt ra hồi đầu năm.

Lãi suất huy động tiếp tục tăng, xuất hiện ngân hàng huy động lãi suất 9,5%/năm

Theo thống kê, từ đầu tháng 6 tới nay đã có ít nhất 22 ngân hàng tăng lãi suất huy động gồm: VietinBank, TPBank, VPBank, PGBank, VIB, GPBank, BaoVietBank, LPBank, , BacABank, MSB, MB, NamABank, OceanBank, ABBank Eximbank, OCB, BVBank, NCB, VietBank, VietABank, Techcombank và ACB.

04-2609.jpg

Ngân hàng PVCombank có lãi suất huy động cao nhất ở mức 9,5%/năm dành cho tiền gửi kỳ hạn 12 và 13 tháng với số tiền gửi tối thiếu 2.000 tỷ đồng.

Theo sau là ngân hàng HDBank với mức lãi 7,7%/năm dành cho tiền gửi kỳ hạn 12 tháng với số tiền gửi tối thiểu 500 tỷ đồng trở lên, và lãi suất 8,1%/năm áp dụng cho tiền gửi kỳ hạn 13 tháng cũng với số tiền gửi tối thiểu 500 tỷ đồng trở lên.

Ngân hàng DongABank có lãi suất huy động 7,5%/năm dành cho khách hàng gửi tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng trở lên với tiền gửi từ 200 tỷ đồng.

Ngân hàng MSB có mức lãi suất đặc biệt 7%/năm dành cho khách hàng gửi tiết kiệm từ 500 tỷ đồng, kỳ hạn 12 – 13 tháng.

Tính đến sáng 22/6, có 3 ngân hàng đang niêm yết lãi suất cao nhất 6,1%/năm gồm: NCB (áp dụng cho các kỳ hạn 18 - 60 tháng), OceanBank (kỳ hạn 18 - 36 tháng) và HDBank (kỳ hạn 18 tháng).

Mức lãi suất huy động 6%/năm hiện có HDBank (kỳ hạn 15 tháng) và OCB (kỳ hạn 36 tháng).

Còn lại hầu hết các ngân hàng niêm yết lãi suất huy động trên 5% cho kỳ hạn từ 18 – 36 tháng như: ABBank, OCB, BaoVietBank, PGBank, SHB, GPBank, BVBank, MB, SaigonBank, SeaBank, VietBank, NamABank, BacABank, TPBank, LPBank, VietABank, VPBank, CBBank, HDBank, KienLongBank, PVComBank, MSB, Sacombank, VIB, Eximbank, Vietinbank.

Nhóm các ngân hàng đang huy động lãi suất dưới 5% cho kỳ hạn 18 – 36 tháng chỉ còn 6 ngân hàng là Techcombank, BIDV, Agribank, DongABank, Vietcombank và SCB.

Riêng kỳ hạn 12 tháng, GPBank đang dẫn đầu, huy động với lãi suất cao nhất là 5,75%/năm. Theo sau là NCB và BVBank huy động lãi suất 5,6%/năm. Tiếp đó là OceanBank và BaoVietBank huy động lãi suất 5,5%/năm.

Hầu hết các ngân hàng còn lại huy động với lãi suất quanh ngưỡng 5%/năm.

Huy động tiền gửi tiết kiệm thấp nhất thị trường cho kỳ hạn 12 tháng là ngân hàng SCB với lãi suất chỉ 3,7%/năm. Các kỳ hạn từ 18 – 36 tháng, SCB cũng đang là nhà băng huy động lãi suất thấp nhất thị trường ở mức 3,9%/năm.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Tài chính tuần qua: Tiền gửi vào ngân hàng tăng mạnh, tín dụng tăng chưa đầy 4% nửa đầu năm, lãi suất huy động cao nhất 9,5%/năm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO