Sự túng thiếu của bạn hôm nay là nhân quả của sự bạc đãi với bản thân bằng cách chi tiêu phóng túng trong quá khứ: Những lần tiêu tiền "đi vào lòng đất" có thể rung chuyển cả tương lai thế nào?

Ngọc Linh | 17:14 11/08/2024

Với cách chi tiêu như thế này, chỉ cần một biến cố nhỏ thôi cũng đủ để gia đình lao đao.

Sự túng thiếu của bạn hôm nay là nhân quả của sự bạc đãi với bản thân bằng cách chi tiêu phóng túng trong quá khứ: Những lần tiêu tiền "đi vào lòng đất" có thể rung chuyển cả tương lai thế nào?

Tiêu hoang trong việc sắm sửa quần áo, mỹ phẩm hay nói chung là chi tiền cho sở thích cá nhân là hành động có phần quen thuộc. Gần như tất cả chúng ta đều trải qua khoảng thời gian tiêu tiền không kiểm soát như vậy, mới có thể học cách chắt chiu, dành dum. 

Giai đoạn ấy thường là khi còn độc thân, son rỗi, chưa có áp lực bỉm sữa hay phải chăm sóc cho ai ngoài bản thân. Chứ đến khi lập gia đình, có con rồi mà vẫn giữ suy nghĩ sống hôm nào biết hôm ấy như vậy, chắc chắn là không ổn. Bằng chứng chính là câu chuyện của 2 gia đình dưới đây.

“Đốt sạch” tiền tiết kiệm cho việc đi du lịch, hưởng thụ

Tâm sự của một cặp vợ chồng U40 khiến CĐM không khỏi sửng sốt. Chị vợ 34 tuổi, anh chồng cũng đã tròn 40, chưa có tài sản gì trong tay, nhưng cả hai dường như lại ưu tiên lối sống hưởng thụ hơn là tích lũy cho tương lai sau này. 

Cả năm tiết kiệm được 50 triệu, thay vì đầu tư hoặc tích sản, vợ chồng này lại “đốt sạch” số tiền ấy vào những chuyến đi du lịch.

untitled-design-2024-07-19t171144103-1721385204381-1721385204501782665505-17233697776721690032385.png
Không tiêu xài gì nhiều, nhưng gia đình này được cái... "nghiện đi chơi" nên không tiết kiệm nổi đồng nào

Tình hình tài chính của cặp vợ chồng U40 này có thể tóm tắt như sau: Tổng thu nhập 17 triệu/tháng, mỗi tháng chi tiêu hết 12 triệu. Một năm tiết kiệm được 50 triệu nhưng đến giờ vẫn không dư đồng nào, vì năm nào gia đình (2 vợ chồng, 1 con nhỏ) cũng đi du lịch trong nước hoặc nước ngoài. 

Trong phần bình luận của bài đăng, phần lớn mọi người đều tỏ ra bất bình với quan điểm chi tiêu, tiết kiệm và hưởng thụ của cặp vợ chồng này.

Đều là U40, cũng không còn trẻ nữa, lại đang có con nhỏ, vậy mà vẫn thích ăn chơi hơn tích lũy. Không lo cho chính mình thì cũng cần chuẩn bị tài chính để lo cho con về lâu về dài, điều tưởng chừng là hiển nhiên mà ông bố bà mẹ nào cũng biết, thì cặp vợ chồng này lại không…

untitled-design-2024-07-19t171756407-1721385206264-17213852064101229213184-17233699741011644151422.png
Chưa bàn tới chuyện mua nhà, giờ mà có biến cố nhỏ cần tiền thì không biết vợ chồng này xoay sở ra sao

30 tuổi nợ 200 triệu, không 1 đồng tiết kiệm nhưng vợ vẫn thản nhiên tiêu hết sạch tiền

Có nợ cũng không làm cô vợ trong câu chuyện này thay đổi thói quen chi tiêu bạt mạng. Chồng có khuyên nhủ cũng như nước đổ lá khoai. Quá bất lực nên anh đành phải lên mạng "cầu cứu" mọi người gợi ý cách giải quyết.

untitled-design-2024-07-22t002545413-1721621055304-17216210554101426158575-1723370282979263452513.png

Nguyên văn chia sẻ của anh chồng

Chuyện có thể tóm tắt như sau: Anh chị đều đã ngoài 30, có 1 con nhỏ, đang thuê nhà tại Hà Nội. Thu nhập hàng tháng của gia đình rơi vào khoảng 29-30 triệu và vợ anh là người quản lý tài chính. Hiện tại, vợ chồng anh đang không có tiền tiết kiệm, còn một khoản nợ 200 triệu phải trả.

Vậy mà chị vợ có vẻ cũng khá… bình tĩnh, không hề nghĩ tới việc tiết kiệm. Thậm chí tiêu hết tiền trong tài khoản rồi thì lôi thẻ tín dụng ra tiêu.

Trong phần bình luận, có người cho rằng nếu vợ quản lý tài chính không hiệu quả, thì chồng nên gánh trách nhiệm đó, chứ cứ duy trì tình trạng hiện tại thì quả là không ổn.

untitled-design-2024-07-22t003400956-1721621057888-1721621058040836348394-1723370437150902778475.png
Chí lý!

2 điều bắt buộc phải làm để tiền bạc không trở thành nguyên nhân khiến tình cảm gia đình sứt mẻ

Ham đi du lịch, nghiện mua sắm hay chưa mua được nhà,... đều không phải là chuyện to tát đến mức vợ chồng "tan đàn xẻ nghé", nếu bạn đảm bảo duy trì được 2 điều dưới đây.

1 - Tiền tiết kiệm có thể chưa có nhưng bắt buộc phải có quỹ dự phòng

Đừng nhầm lẫn quỹ dự phòng với tiền tiết kiệm. Quỹ dự phòng là khoản tiền tương đương với tiền sinh hoạt phí trong 3-6 tháng, dùng để trang trải khi có việc phát sinh ngoài dự định như thất nghiệp, giảm hoặc mất thu nhập. Trong khi đó, tiền tiết kiệm là khoản tiền dùng cho các mục tiêu lớn như mua nhà, tậu xe,...

4f22aca1c72944575df1a4d2f0aef415.jpg
Ảnh minh họa

Sống một mình và sức khỏe tốt, việc không có quỹ dự phòng có thể tạm thời chưa phải điều gì nguy hiểm. Nhưng có con rồi mà vẫn thờ ơ với việc xây dựng quỹ dự phòng, câu chuyện sẽ rất khác. Nếu không may chồng mất việc và con bị ốm, thử hỏi đào đâu ra tiền để trang trải cuộc sống?

2 - Đã có nợ, bắt buộc phải có kế hoạch trả nợ!

Nợ không tự sinh ra, cũng không tự mất đi. Có nợ mà cứ thờ ơ, tháng nào cũng tiêu hết sạch tiền lương mà không dành ra một khoản để trả nợ là điều vô cùng đáng trách.

Chưa kể, nếu đó là khoản nợ có lãi suất, không nhanh chóng trả cho hết thì chẳng khác nào "cống" tiền cho ngân hàng/bên cho vay.

Chưa kể, không mắc nợ chính là một trong 6 cấp độ của trạng thái tự do tài chính. Phải trả được hết nợ, bạn mới có tiền và có tâm trí, sức lực hoạch định các mục tiêu lớn, dài hạn.

Bởi thế, nếu đã có nợ, bắt buộc phải lên kế hoạch trả hết nợ càng sớm càng tốt.


(0) Bình luận
Sự túng thiếu của bạn hôm nay là nhân quả của sự bạc đãi với bản thân bằng cách chi tiêu phóng túng trong quá khứ: Những lần tiêu tiền "đi vào lòng đất" có thể rung chuyển cả tương lai thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO