Những sự kiện tài chính quan trọng sẽ diễn ra trong tuần 27/11-1/12

Vũ Ngọc Diệp | 08:04 26/11/2023

Thị trường ngày càng tin rằng lãi suất trên toàn cầu có thể bắt đầu giảm. Điều này gây áp lực giảm giá lên đồng USD vào thời điểm đồng tiền này thường giảm do yếu tố mùa vụ. Do đó, dữ liệu lạm phát Mỹ sắp công bố trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, trong bối cảnh Trung Quốc đang xem xét lại đánh giá về tốc độ tăng trưởng kinh tế của họ.

Những sự kiện tài chính quan trọng sẽ diễn ra trong tuần 27/11-1/12

Cũng trong tuần tới, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ tập trung tại Dubai để dự hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu, nhưng bất kỳ thỏa thuận nào về cách thức đối phó hoặc chi trả để giải quyết những vấn đề liên quan đến khí hậu dường như vẫn là một viễn cảnh xa vời.

Dưới đây là những sự kiện tài chính thế giới đáng chú ý trong tuần 27/11 – 1/12:

1/ USD tiếp tục giảm

Đồng USD sắp kết thúc tháng kém nhất trong năm, với mức giảm từ đầu tháng đến nay lên tới 2,7%. Viễn cảnh Cục Dự trữ Liên bang (Fed) nhanh chóng chuyển sang cắt giảm lãi suất vào năm tới đã khiến các nhà đầu tư đổ xô vào Trái phiếu Kho bạc Mỹ, khiến lợi suất tráo phiếu có tháng giảm mạnh nhất trong vòng 4 năm, thúc đẩy cổ phiếu mạnh lên.

Theo yếu tố mùa vụ, tháng 12 là tháng mà đồng USD hoạt động kém nhất. Kể từ năm 1973, đồng đô la đã giảm trung bình 0,9% trong tháng 12. Nhưng sau đó, USD có xu hướng phục hồi đó vào tháng 1, với mức tăng trung bình là 0,98%.

Đã có 16 năm đồng đô la giảm giá vào tháng 11 và tháng 12, nhưng chỉ có 4 năm đồng đô la giảm giá vào tháng 11, tháng 12 và tháng 1 năm sau.

Trị giá trung bình của USD trong tháng 12 kể từ 1973

2/ Trung Quốc cần có thêm các biện pháp kích thích kinh tế để đạt mục tiêu tăng trưởng 5%

Mặc dù lĩnh vực bất động sản còn nhiều khó khăn và nhu cầu trong nước nhìn chung trì trệ, với tỷ lệ thất nghiệp ở người trẻ tuổi cao kỷ lục, các nhà hoạch định chính sách vẫn đặt mục tiêu kinh tế tăng trưởng 5% trong nửa cuối năm.

Tuy nhiên, để đạt được điều đó, họ cho rằng cần có nhiều biện pháp kích thích tài chính hơn nữa bởi những hậu quả của các đợt phong tỏa kéo dài do dịch Covid-19 quá nặng nề. Các thị trường rõ ràng cũng mong đợi điều tương tự, khiến thị trường chứng khoán tại Trung Quốc đại lục giảm điểm khi các nhà đầu tư chờ đợi thời cơ.

Cho đến nay, các biện pháp hỗ trợ phần lớn đã không còn hiệu quả, đồng nghĩa với việc việc được mục tiêu tăng trưởng trong năm nay cũng không dễ dàng. Hôm 23/11, Trung Quốc công bố dữ liệu PMI sản xuất chính thức của tháng 10, cho thấy sự sụt giảm một cách bất ngờ, làm mất đi động lực phục hồi kinh tế.

Chỉ số PMI và GDP của Trung Quốc.

3/ Kinh tế Mỹ đang nguội lạnh.

Sau một dữ liệu đáng khích lệ về giá tiêu dùng, các thị trường đang hy vọng rằng báo một cáo lạm phát nữa của Mỹ cho thấy sự tương đối ổn định có thể giúp Cục Dự trữ Liên bang kết thúc chiến dịch tăng lãi suất.

Theo kết quả một cuộc thăm dò của Reuters, chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 10 - dự kiến công bố vào ngày 30/11 - sẽ không có thay đổi nào trong so với tháng trước đó. Chỉ số PCE tháng 9 đã tăng 0,4%, phù hợp với mức tăng trong tháng 8.

Một thước đo lạm phát quan trọng khác, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), không thay đổi trong tháng 10, giúp giá cổ phiếu tăng điểm vì điều đó củng cố quan điểm rằng Fed có thể đã hoàn tất việc tăng lãi suất.

Khi các nhà đầu tư đánh giá mức độ hạ nhiệt của nền kinh tế, các báo cáo kinh tế quan trọng khác sẽ được công bố trong những ngày tới, trong đó có chỉ số niềm tin người tiêu dùng, công bố ngày 28 tháng 11. Số liệu tháng 10 cho thấy mức giảm hàng tháng thứ ba liên tiếp.

Lạm phát của Mỹ tháng 10 ước tính không thay đổi.

4/ Hội nghị nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP28

Hội nghị COP28 đang được tiến hành ở Dubai và việc đảm bảo một thỏa thuận về cách giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu và quan trọng nhất là làm thế nào để chi trả cho điều đó có vẻ khó khăn hơn bao giờ hết đối với gần 200 quốc gia và tổ chức tham dự.

Các mục tiêu chính được Chủ tịch COP - đồng thời là ông chủ ngành dầu mỏ của UAE - Sultan Ahmed Al Jaber - đặt ra là đẩy nhanh quá trình loại bỏ nhiên liệu hóa thạch; tăng cường tài chính khí hậu; bảo tồn đa dạng sinh học và một quỹ "mất mát và thiệt hại" huyền thoại để đảm bảo các quốc gia nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất không bị bỏ mặc để tự bảo vệ mình.

Nếu không có sự đồng thuận trong khi mọi người dang bi quan xung quanh mục tiêu chính là nóng lên 1,5 độ, điều tốt nhất có thể hy vọng ở hội nghị này là có thêm tiền và sự tập trung từ các tổ chức đa phương lớn như Ngân hàng Thế giới, cũng như các thỏa thuận về các lĩnh vực không gây tranh cãi như tăng gấp ba công suất năng lượng tái tạo toàn cầu.

Nhiệt độ trung bình của trái đất.

5/ ECB công bố dữ liệu lạm phát

Dữ liệu lạm phát khu vực đồng Euro, sẽ công bố vào ngày 30 tháng 11, cũng có thể xác nhận xu hướng giá cả tăng vừa phải.

Nhưng nếu các nhà giao dịch phản ứng bằng cách đặt cược vào thời điểm Ngân hàng Trung ương Châu Âu có thể cắt giảm lãi suất, dự kiến các nhà hoạch định chính sách tiền tệ sẽ phản ứng lại.

Sau khi có tin tốt về việc giá tiêu dùng tăng chậm lại ở mức 2,9% trong tháng 10, chủ tịch ECB Christine Lagarde cảnh báo chi phí đi vay sẽ cần phải được hạn chế trong nhiều tháng tới.

Vào ngày 21 tháng 11, các quan chức ECB đã hạ thấp kỳ vọng của thị trường rằng ngân hàng trung ương sẽ hạ lãi suất tiền gửi chính từ mức kỷ lục 4% ngay sau tháng 4 năm 2024.

Các nhà hoạch định chính sách vẫn cảnh giác với bất kỳ hy vọng nào về việc cắt giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng đến việc tăng cường cho vay ngân hàng và chi tiêu hộ gia đình, làm gia tăng áp lực lạm phát.

Lợi suất trái phiếu khu vực đồng Euro, bị kẹt trong phạm vi hẹp, dự đoán rằng cuộc giằng co giữa sự lạc quan của thị trường và sự thận trọng của ngân hàng trung ương và điều đó sẽ tiếp tục trong một thời gian khá dài.

Tỷ lệ lạm phát và lãi suất của EU.

Tham khảo: Refinitiv

Bài liên quan

(0) Bình luận
Có thể bạn quan tâm
Những sự kiện tài chính quan trọng sẽ diễn ra trong tuần 27/11-1/12
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO