Dưới đây là những sự kiện thu hút sự chú ý của thị trường tài chính thế giới trong những ngày tới:
1/ BƯỚC NGOẶT VỀ CHIẾN SỰ Ở UKAINE
Ba năm sau khi bùng phát, cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine đang có bước ngoặt mới.
Niềm tin của các nhà đầu tư rằng lệnh ngừng bắn, do Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy, sẽ mang lại triển vọng kinh tế khả quan cho Ukraine đã đẩy giá trái phiếu nước này – có liên quan mật thiết với GDP Ukraine - tăng một cách đáng kinh ngạc, lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2022.
Mỹ và Nga tiến hành các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine, cuộc xung đột mà theo Viện Kiel, các quốc gia tài trợ đã cung cấp khoảng 80 tỷ euro (84 tỷ USD) hàng năm kể từ khi chiến tranh bắt đầu. GDP năm 2023 của Ukraine đạt khoảng 179 tỷ USD.

Tổng viện trợ quốc tế dành cho Ukraine từ năm 2022 đến nay.
2/ THUẾ QUAN CỦA MỸ
Tổng thống Donald Trump sẽ tiếp tục là tiêu điểm chú ý của thị trường với nhiều lời đe dọa mới về thuế quan. Nhưng câu hỏi đặt a là liệu các nhà giao dịch có còn lo sợ vì những lời đe dọa đó hay không?
Câu trả lời là "không thực sự". Phân tích của State Street cho thấy vào tháng 11/2024, 40% tổng số biến động của thị trường chứng khoán có thể được giải thích bằng câu chuyện về chiến tranh thương mại. Bây giờ, tỷ lệ đó chỉ là gần 2%.
Các nhà đầu tư cho biết sự thay đổi này là do nhận thức về khoảng cách ngày càng lớn giữa những gì Tổng thống Donald Trump đe dọa và những gì ông thực sự làm. Và ngay bây giờ, thị trường có nhiều vấn đề đáng quan tâm hơn, từ Ukraine đến chip bán dẫn.
Các thỏa thuận có thể được thực hiện. Trưởng phòng thương mại của EU đã gặp các quan chức thương mại hàng đầu của Mỹ và Tổng thống Donald Trump cho biết có khả năng đạt được một thỏa thuận mới với Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong tuần tới có thể sẽ có thông tin hoặc quyết định nào đó khiến thị trường thực sự tin rằng Mỹ sẽ thực hiện các mức thuế mà họ đã đe dọa đối với ô tô, chất bán dẫn và chip, dược phẩm, gỗ và "một số thứ khác" như lời của Tổng thống Donald Trump.

Tác động từ những đe dọa của Tổng thống Donald Trump về thuế đối với các thị trường đã giảm mạnh.
2/ BẦU CỬ Ở ĐỨC
Ngày Chủ nhật (23/2), cử tri Đức đi bỏ phiếu. Thị trường tập trung vào việc chính phủ mới của Đức sẽ làm gì để thúc đẩy nền kinh tế vốn đã trì trệ sau nhiều năm thiếu hụt đầu tư.
Câu hỏi đặt ra là liệu Đức có cải cách "phanh nợ" hạn chế thâm hụt ngân sách cơ cấu ở mức chỉ 0,35% sản lượng hay không, khi mà Mỹ đang đe dọa áp các loại thế quan và vấn đề chi tiêu quốc phòng trở nên cấp bách?
Hiện tại, các nhà đầu tư cho rằng bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ bị hạn chế. Lãnh đạo đảng Bảo thủ Friedrich Merz, người được kỳ vọng rộng rãi sẽ trở thành nhà lãnh đạo của chính phủ mới, chỉ thể hiện một chút cởi mở đối với vấn đề cải cách.
Yếu tố rủi ro cần theo dõi là liệu các đảng phản đối cải cách như vậy có giành đủ ghế trong quốc hội để ngăn chặn việc thay đổi hiến pháp hay không.
Cuộc bầu cử cũng rất quan trọng đối với việc châu Âu tìm kiếm hàng trăm tỷ euro cần thiết để tăng cường quốc phòng khi lệnh ngừng bắn ở Ukraine đang bị đe dọa.

Đức là nền tế duy nhất trong nhóm G7 có tỷ lệ nợ dưới 100% GDP.
3/ NIỀM TIN VÀO NVIDIA
Nhà sản xuất chip Nvidia sắp báo cáo kết quả kinh doanh quý lần đầu tiên kể từ khi mô hình AI của DeepSeek xuất hiện và gây chấn động thị trường. Giá trị thị trường của Nvidia đã có một phiên giảm kỷ lục vào tháng trước vì DeepSeek giá rẻ có thể làm rung chuyển hệ sinh thái AI. Sau đó, cổ phiếu của Nvidia đã phục hồi đáng kể. Báo cáo ngày 26/2 của Nvidia sẽ cho thấy cổ phiếu của công ty hồi phục như thế nào, đồng thời cũng xác định mức độ vức chắc của hãng này trong vị thế dẫn đầu thị trường các công ty vốn hóa lớn "Magnificent 7" – vốn đã biến động trái chiều từ đầu năm đến nay khi các lĩnh vực chứng khoán khác của Mỹ đã bắt kịp họ.
Dữ liệu thu nhâp và chi tiêu cá nhân của Mỹ trong tháng 1/2025, công bố ngày 28/2, tới sẽ cho thấy diễn biến lạm phát hiện nay ở Mỹ, sau khi một số dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng tăng cao hơn dự kiến.
Ngoài ra, một loạt dữ liệu kinh tế Mỹ công bố tuần tới cũng sẽ thu hút sự chú ý của thị trường: Kết quả khảo sát niềm tin người tiêu dùng tháng 2 (công bố vào thứ Ba, 25/2), doanh số bán nhà mới tháng 1 (thứ Tư, 26/2), số đơn đặt hàng lâu bền tháng 1 (27/2), số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần (28/2).

Doanh thu của Nvidia.
5/ ÁP LỰC GIÁ CẢ
Các nhà đầu tư sẽ theo dõi các chỉ số lạm phát của Nhật Bản và Austria để đánh giá triển vọng lãi suất ở các nền kinh tế này, đặc biệt là ở Nhật Bản. Đồng yên đã tăng mạnh trong vài ngày qua do thị trường ngày càng tin rằng Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) sắp tăng lãi suất. Điều này sẽ không chỉ còn là tin đồn vô căn cứ nếu dữ liệu công bố vào Thứ Sáu (28/2) cho thấy áp lực giá ở Nhật Bản tiếp tục tăng nhanh trong tháng này. Trong khi thị trường hiện đang kỳ vọng đợt tăng lãi suất tiếp theo của BOJ sẽ diễn ra vào tháng 7 hoặc tháng 9, một số người đang đặt cược rằng động thái này có thể diễn ra sớm hơn nữa nếu điều kiện thuận lợi. Các quan chức BOJ gần đây cũng đã chuyển sang thái độ quyết đoán hơn đối với chính sách thắt chặt tiền tệ.
Về Australia, dữ liệu công bố vào thứ Tư (26/2) có thể giúp Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) hiểu rõ hơn về cuộc chiến chống lạm phát, sau khi các nhà hoạch định chính sách nước này tỏ ra thận trọng về triển vọng nới lỏng tiền tệ hơn nữa tại cuộc họp chính sách gần đây nhất của mình.

Lãi suất của Nhật Bản.
Tham khảo: Reuters