Nhóm người từng là động lực đưa Trung Quốc thành công xưởng của thế giới: 'Tôi chấp nhận làm việc cả đời, không muốn là gánh nặng cho đất nước và gia đình!'

Chi Lan | 19:30 03/04/2023

Nhóm lao động lớn tuổi ở Trung Quốc đang bị "bỏ lại phía sau", chấp nhận làm công việc chân tay lương thấp, vì không tìm thấy bất cứ cơ hội nào.

Nhóm người từng là động lực đưa Trung Quốc thành công xưởng của thế giới: 'Tôi chấp nhận làm việc cả đời, không muốn là gánh nặng cho đất nước và gia đình!'

Vào lúc 5h30 sáng, Li Cungui, một công nhân nhập cư 54 tuổi đã cùng làm việc với hàng trăm lao động lớn tuổi khác ở thị trấn Majuqiao vùng ngoại ô Bắc Kinh. Nơi này nổi tiếng với thị trường lao động ban ngày, nơi các nhà tuyển dụng cần nhiều vị trí từ xây gạch đến lắp ráp linh kiện.

Li là một người sinh ra và lớn lên ở tỉnh Hà Bắc. Ông cho biết, mình không có lựa chọn nào khác ngoài việc tìm một công việc tạm thời, vì các vị trí toàn thời gian chỉ dành cho những người trẻ hơn. Ông chia sẻ: “Chúng tôi là nhóm người dễ bị ‘tổn thương’ nhất trên thị trường lao động, vì già và không có kỹ năng.”

Li đã nhận công việc phân loại bưu kiện với mức lương 250 NDT (36 USD)/giờ, thấp hơn một chút so với mức lương tối thiểu tại thành phố này. Ông là một trong số những lao động nhập cư lớn tuổi và ngày càng nhiều ở Trung Quốc, họ đang bị bỏ lại phía sau khi nền kinh tế đang hồi phục sau đại dịch.

Vì thiếu kỹ năng chuyên môn, những lao động như Li lại càng gặp nhiều khó khăn. Các nhà tuyển dụng lúc nào cũng ưu tiên lao động trẻ tuổi hơn đối với một số công việc sản xuất có kỹ năng thấp, trong khi lương lại cao hơn so với nhóm lao động nhập cư.

Trong khi đó, mạng lưới an sinh xã hội ở Trung Quốc không đồng đều, có sự chênh lệch lớn giữa mức lương hưu tại nông thôn và thành thị. Điều này buộc những lao động di cư ở độ tuổi nghỉ hưu phải tiếp tục đi làm, một số làm những công việc chân tay để sống qua ngày.

Li là một trường hợp điển hình cho xu hướng ngày càng phổ biến ở Mỹ có thể tạo ra tình trạng phân nhánh quy mô lớn. Những lao động nhập cư – vốn là động lực tăng trưởng, giúp Trung Quốc thành công xưởng của thế giới, đang già đi. Số liệu chính thức cho thấy lượng người di cư trên 50 tuổi đã tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ kết thúc vào năm 2021 lên 80 triệu người, trong khi lao động ở các nhóm tuổi khác giảm 16%.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại không muốn nhận nhân viên “già”. Cơ hội việc làm đã sụt giảm nhanh hơn so với số lượng người trong độ tuổi lao động ở Trung Quốc, do ảnh hưởng của đại dịch và suy thoái lĩnh vực bất động sản. Trong khi đó, triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm cũng khiến nhu cầu xuất khẩu từ Trung Quốc sụt giảm cũng khiến nhiều công ty phải cắt giảm nhân sự.

screenshot_82.png
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nhập cư ở Trung Quốc tăng cao hơn tỷ lệ thất nghiệp chung từ đầu năm 2022. 

Các nhà máy ở khắp Trung Quốc đã đặt mức giới hạn độ tuổi cho người xin việc là 40 hay thậm chí còn thấp hơn. Các cơ quan nhân sự ở Majuqiao cho biết những lao động có tay nghề thấp, trên 45 tuổi, không có cơ hội nhận được công việc toàn thời gian.

Một nhân sự của văn phòng môi giới lao động tại Majuqiao cho hay: “Tại sao các doanh nghiệp lại thuê một người 50 tuổi, trong khi có rất nhiều nhân sự 30 tuổi có thể làm công việc đó nhanh hơn và với chi phí tương tự?”

Không có cơ hội làm việc toàn thời gian trong ngành sản xuất, nên nhiều lao động lớn tuổi đã phải làm trong các lĩnh vực khắc nghiệt hơn như xây dựng. Một cuộc khảo sát được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc thực hiện vào năm ngoái, gần 1 nửa số người được hỏi ở độ tuổi trên 50 đều làm việc trong ngành xây dựng, trong khi những người dưới 30 tuổi là 15%.

Wang Ligang, một lao động nhập cư 55 tuổi ở Majuqiao, cho biết ông sẵn sàng làm việc cho ai trả tiền cho mình. Tuần trước, Wang đã nhận công việc xếp gạch với thù lao 300 NDT/ngày.

Vấn đề của nhóm lao động lớn tuổi là họ có trình độ học vấn và kỹ năng thấp, nên không tìm được công việc trả lương cao hơn khi già đi. Theo dữ liệu chính thức, hơn 2/3 lao động như cư vào những năm 1960 chỉ học hết cấp 2, trong khi 1/5 được đào tạo chuyên nghiệp. Trong khi đó, 2/3 số người sinh ra từ năm 1980 đến 1990 đều được hưởng nền giáo dục tiên tiến hơn.

screenshot_83.png
Hoạt động xuất khẩu và lợi nhuận ngành công nghiệp của Trung Quốc sụt giảm sau khi nước này mở cửa. 

Bắc Kinh gần đây đã phát động chiến dịch đào tạo nghề miễn phí cho lao động nhập cư. Tuy nhiên, sáng kiến này lại nhắm đến nhóm trẻ tuổi.

Michael Chen, người điều hành một trung tâm đào tạo nghề ở Tứ Xuyên, cho biết ông thường không muốn nhận học viên trên 50 tuổi. Ông nói: “Tôi không gặp vấn đề gì khi dạy một người 50 tuổi, từng bỏ học trung học, khi sử dụng máy móc. Việc này thực chất gây khó khăn cho người đó khi nói về các bài kiểm tra với cách thức hoạt động của thiết bị.”

Với nhiều lao động nhập cư, những thách thức còn kéo dài đến khi học 60, 70 tuổi. Không phải ai cũng có bảo hiểm xã hội, tiền tiết kiệm cũng không nhiều, nên nhiều người dù đã nghỉ hưu vẫn phải tiếp tục làm việc.

Theo dữ liệu chính thức, chưa đến ¼ lao động nhập cư làm những công việc không chính thức và chưa từng đóng thuế an sinh xã hội. Thậm chí, nhiều người còn không đóng đủ bảo hiểm trong 15 năm để nhận được mức lương hưu trung bình ở thành thị là vài trăm NDT/tháng.

Họ chỉ nhận mức lương hưu ở vùng nông thôn là khoảng dưới 200 NDT/tháng, chỉ một phần nhỏ so với lương của các nhà máy hoặc xây dựng.

Wang Ligang chia sẻ: “Tôi sẽ làm việc đến khi chết. Tôi không muốn trở thành gánh nặng cho đất nước hay gia đình.” 

Tham khảo FT 


(0) Bình luận
Nhóm người từng là động lực đưa Trung Quốc thành công xưởng của thế giới: 'Tôi chấp nhận làm việc cả đời, không muốn là gánh nặng cho đất nước và gia đình!'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO