Trung Quốc là một trong những quốc gia có nền văn minh lâu đời và đa dạng nhất trên thế giới. Với hơn 5000 năm văn hiến, đất nước này còn có rất nhiều bí mật về khảo cổ mà các nhà khoa học vẫn chưa khám phá được hết.
Vào những năm 80 của thế kỷ trước, tại một ngôi làng nhỏ gần Phúc Kiến, Trung Quốc, một người đã đào được vật bằng đồng phủ đầy lớp gỉ xanh. Nhưng vì xung quanh không có thứ gì khác nên người công nhân tin rằng thứ này không phải là đồ cổ.
Anh ta quyết định mang thứ này về nhà mình để múc nước. Năm 1996, Trịnh Dũng, Giám đốc Bảo tàng huyện Chu Ninh, Phúc Kiến, và nhóm của ông đã đến ngôi làng nọ để tiến hành nghiên cứu các di tích văn hóa. Dân làng đã mời họ đến nhà để xem ‘cái gáo múc nước’ bằng đồng.
Khi chứng kiến vật mà anh chàng này mang ra, những chuyên gia đầu ngành chết lặng. Họ phát hiện ra rằng toàn bộ 'chiếc gáo' được bọc bởi một lớp gỉ chưa được lau sạch, và nó còn tương đối nguyên vẹn. Phần đầu phía trước của chiếc gáo nước này có bụng tròn giống với miêu tả về bàn ủi cổ trong tư liệu.
Sau khi quan sát kỹ lưỡng, các chuyên gia cho rằng đây là chiếc bàn là cổ được bảo quản tốt nên có giá trị nghiên cứu rất cao. Sau khi được phép, họ đã mang chiếc bàn là về để thẩm định.
Kết quả thẩm định khiến các chuyên gia sốc nặng - Chiếc bàn ủi này thực sự là một di vật cách đây hàng nghìn năm.
Bàn là xuất hiện từ rất lâu và được người cổ đại sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Vào thời nhà Hán và nhà Đường ở Trung Quốc, bàn là được đổ đầy nước nóng vào phần phình ra ở phía trước, sau đó được sử dụng để ủi một số sản phẩm lụa. Nhưng vì không phải ai cũng có thể sử dụng nước nóng nên thay vào đó, người ta cho than đỏ vào trực tiếp bên trong. Đây chính là cơ chế hoạt động của chiếc bàn là cổ xưa.
Còn những loại bàn là cao cấp hơn, có khả năng dẫn nhiệt tốt hơn thì chỉ có con nhà quyền quý mới được sử dụng. Dựa trên niên đại của chiếc bàn là này, có thể thấy người Trung Quốc đã đi trước nhân loại gần 1900 năm.
Lẽ thường, vật dụng này chỉ xuất hiện trong các gia đình quyền quý, giàu có. Lý do là vì lúc bấy giờ đồ đồng vẫn còn là xa xỉ phẩm, hơn nữa bàn là bằng đồng dùng để ủi vải lụa. Trong khi đó, vương phủ quý tộc mới có thể sở hữu những món đồ đắt đỏ này.
Với tuổi đời hàng nghìn năm, các chuyên gia cho rằng giá trị của chiếc bàn là cổ ít nhất 100 triệu NDT (tương đương 372 tỷ đồng) là điều không có gì đáng ngạc nhiên.
Mặc dù không tìm thấy ngôi mộ cổ nào, nhưng đối với các chuyên gia, chiếc bàn là này đã là một thu hoạch lớn. Cho dù không có chữ khắc ở bên trên, cũng không có manh mối về giai đoạn ra đời nhưng sự xuất hiện của nó vẫn mang lại giá trị nhất định cho việc nghiên cứu lịch sử.
Tuy nhiên, dù sở hữu món đồ quý giá nhưng anh công nhân không thể bán đi. Hiện nay, Trung Quốc có chính sách đối với các di tích văn hóa là tất cả các di tích văn hoá được khai quật từ lòng đất đều thuộc quyền sở hữu của quốc gia, nếu cố tình giấu hoặc bán khi bị phát hiện đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Theo Sohu, 163