Với lợi thế là một trong những quốc gia có tốc độ chuyển đổi số nhanh, cơ cấu dân số trẻ, nhiều quỹ đầu tư ngoại, đặc biệt doanh nghiệp FDI lớn trên thế giới đang đánh giá Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, những quan trọng để vốn FDI tiếp tục khởi sắc trong năm 2023 gồm: kết quả tăng trưởng kinh tế trong năm 2022; Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo lập niềm tin với nhà đầu tư; Khai thác có hiệu quả lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do. Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ.
Được biết, theo kế hoạch, năm 2023, cũng như giai đoạn 2021 - 2030 sẽ thu hút các dự án công nghệ cao, quản trị hiện đại, giá trị gia tăng cao và có tác động lan tỏa tích cực, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, cần xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm tài chính đạt tầm cỡ khu vực và quốc tế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn tới.
Cụ thể như: hãng dịch vụ tài chính lâu đời trên thế giới JPMorgan Chase mới đây cho biết, Việt Nam đang nổi lên như một trung tâm sản xuất linh kiện, dịch vụ sản xuất điện tử, dự báo sẽ đóng góp 65% tổng sản lượng airpods, 20% ipad và apple watch, 5% macbook vào năm 2025.
Ngoài ra, liên tục đổ bộ và đặt nhiều kỳ vọng vào thị trường Việt Nam, thời gian qua các nhà đầu tư FDI, tập đoàn hàng đầu thế giới như Samsung, Intel, LG, Foxconn, Intel, Honda, Panasonic, Luxshare, Pegatron, Winston... liên tục rót nguồn vốn lớn.
Đặc biệt năm 2022, Tập đoàn Samsung đã cam kết sẽ đầu tư vào Việt Nam 3,3 tỷ USD nhưng hiện tại, mới có hơn 2 tỷ USD được hiện thực hóa. Nhiều chuyên gia dự báo có thể năm 2023, phần cam kết còn lại cũng sẽ được đầu tư, nâng tổng nguồn vốn FDI vào Việt Nam.
Theo như hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) cho rằng, Việt Nam đang mang lại cơ hội đầu tư lớn cho các doanh nghiệp Châu Âu cũng như triển vọng phát triển trong trung và ngắn hạn. 42% người tham gia khảo sát cũng dự đoán công ty của họ sẽ tăng dòng vốn FDI vào Việt Nam vào cuối năm 2022 tại nhiều lĩnh vực hơn.
Đặc biệt, theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, một lượng lớn các công ty startup Việt Nam đang dần lớn mạnh, thu hút được nguồn vốn lớn hơn qua các năm. Đây là những tín hiệu đáng mừng cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.
Cũng theo ông Đỗ Văn Sử - Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KHĐT) cho rằng rằng tình hình đầu tư có thể khả quan hơn trong năm 2023. Ông dự báo, thu hút FDI năm 2023 của Việt Nam có thể đạt 36 - 38 tỷ USD, còn vốn giải ngân đạt khoảng 22 - 23 tỷ USD.
Theo phân tích của ông Sử, việc Trung Quốc mở cửa nền kinh tế, mở cửa biên giới đường bộ có thể tác động đến việc thu hút nguồn vốn FDI của Việt Nam.
Với định hướng thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2030 với nhiều mục tiêu cụ thể, như: Nâng cao hiệu quả, chất lượng toàn diện trong công tác thu hút, sử dụng vốn đầu tư nước ngoài.
Chiến lược còn đặt mục tiêu thu hút các dự án công nghệ cao, công nghệ mới, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tích cực, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm tài chính đạt tầm cỡ khu vực và quốc tế tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn tới.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư nhận định, để thực hiện thành công các mục tiêu trên, việc đề ra những giải pháp mang tính đột phá, có hiệu quả và có tính thực thi cao là yếu tố cực kỳ quan trọng.
Ngoài các giải pháp chung như ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, thời gian tới Việt Nam tập trung xây dựng và phát triển hệ sinh thái về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, với cơ chế quản lý linh hoạt, phù hợp với môi trường kinh doanh số, trong đó nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của đổi mới sáng tạo là khâu đột phá của chiến lược nâng cao sức cạnh tranh quốc gia.