Sự thật đằng sau thỏi bạc của người dân vô tình nhặt được
Một ngày không hề bình thường tại thị trấn Giang Khẩu, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, bắt đầu từ việc một người dân tình cờ nhặt được thỏi bạc lớn khi đi đang đi dọc bờ sông Mân Giang, tiếp theo đó một người khác lội xuống sông và vớt được thỏi vàng còn lớn hơn.
Tin tức về kho báu dưới sông được lan truyền một cách chóng mặt, tất cả người dân đều xôn xao bàn tán về nó. Chẳng mấy chốc, dòng sông Mân Giang đã bị bao phủ bởi những người dân làng, ai cũng muốn thử vận may để tìm thấy một kho báu vàng bạc từ dòng sông.
Ảnh minh họa về Trương Hiến Trung
Mọi người đồn tai nhau rằng kho báu dưới sông thuộc về Trương Hiến Trung, thủ lĩnh của khởi nghĩa nông dân vào cuối thời nhà Minh. Sau nhiều năm chiến đấu với những chiến công, ông đã tích lũy được rất nhiều bảo vật, vị tướng này đã ném chúng xuống sông để chôn vùi. Những lời đồn này quả thực không phải vô căn cứ, tuy nhiên các nhà khảo cổ học chưa thể đưa ra kết luận khi chưa bắt tay vào điều tra cụ thể.
Hành trình khai quật đầy gian truân
Đội khảo cổ nhanh chóng được Cục bảo vệ di tích văn hóa Tứ Xuyên cử đến, chia làm hai nhóm, vừa thăm dò địa thế sông Mân Giang, nhóm còn lại điều tra khu vực lân cận sông để tìm kiếm có thêm chứng cứ lịch sử nào đáng tin cậy hay không.
Ngay lập tức một nhóm đã tìm ra manh mối, họ tìm thấy một con hổ đá trong một khu rừng rậm, và ở phía đối diện là một con rồng đá khác. Cách đó không xa, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một tấm bia đá có khắc dòng chữ: "Rồng đá đối mặt với hổ đá, vàng bạc nhiều như núi. Quốc gia hưng thịnh, tỏa sáng qua các thời đại."
Hình rồng đá được tìm thấy trong rừng
Trong khi đó, đội phụ trách thăm dò cửa sông Mân Giang phải đối mặt với nhiều khó khăn, bởi bảo vật được cất giấu dưới lòng sông, nước chảy tương đối xiết, nên việc khai quật như thế nào là một thách thức đáng kể. Cuối cùng, mọi người đều chọn phương án đơn giản và thô sơ nhất: đắp đê, trực tiếp rút cạn dòng sông.
Để đảm bảo công việc khai quật, tổng cộng 20.000m2 đê đã được xây dựng, trong lịch sử khảo cổ học, đây là việc chưa từng xảy ra. Sau khi đê được xây dựng, 20 máy bơm bắt đầu bơm nước liên tục và phải mất 4 tháng mới bơm hết nước ra.
Diện tích 20.000m2 vẫn là quá lớn, các nhà khảo cổ không thể dùng xẻng đào bới trên từng tấc đất. Hơn thế, kho báu phần lớn đều là vàng bạc châu báu, vậy nên các nhà khảo cổ đã chọn sử dụng máy dò kim loại và một thiết bị siêu lớn để sàng lọc đất.
Bí ẩn kho báu dần được hé lộ
Thứ đầu tiên được phát hiện là một cuốn sách bạc, sau khi kiểm định, cuốn sách này được xác định là từ thời nhà Minh, tuy nhiên, rất khó để các chuyên gia xác định chính xác ở thời hoàng đế nào.
Bởi vì có quá nhiều di tích văn hóa được khai quật, các nhà khảo cổ thậm chí không có thời gian để nghỉ ngơi. Tiêu biểu nhất trong số đó hẳn là một đồng xu lớn khắc chữ "Tề vương ban thưởng công", từ "ban thưởng công trạng" có nghĩa đây không phải là đồng xu thông thường, mà là một vật phẩm mang ý nghĩa tương tự như huy chương.
Giới chuyên môn ước tính giá khởi điểm của đồng xu khoảng 6.5 tỷ VNĐ. Ảnh: Toutiao
Khi công việc khảo cổ đang tiến dần đến giai đoạn cuối, các chuyên gia đã phát hiện ra một thứ khó hiểu, đó là một khúc gỗ lớn. Gỗ dù có rơi xuống sông cũng không chìm xuống đáy như vàng bạc mà sẽ trôi theo dòng nước, xuất phát từ đó, các chuyên gia suy đoán rằng chắc chắn phải có gì đó ẩn giấu trong khúc gỗ này.
Quả nhiên, sau khi làm sạch phù sa trên khúc gỗ, các chuyên gia phát hiện bên trong có rất nhiều thỏi bạc, đồng thời tìm thấy tên của khúc gỗ này.
Những thỏi bạc được cất giấu bên trong khúc gỗ. Ảnh: Toutiao
Phải mất tổng cộng 5 tháng để đào hết kho báu trong khu khảo cổ quy mô lớn này, và tổng cộng hơn 30.000 mảnh đã được khai quật. Giá trị của những di tích văn hóa mà cảnh sát thu hồi được đã lên tới 500 triệu USD (tương đương 11.855 tỷ VNĐ), đây là một con số khổng lồ.