Đổi hướng ưu tiên
Tại Diễn đàn Hợp tác Quốc tế Vành đai và Con đường đầu tiên hồi năm 2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tuyên bố kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu này là “dự án của thế kỷ”.
Ông Tập kể lại câu chuyện về Con đường Tơ lụa, nói với các nhà lãnh đạo thế giới ở Bắc Kinh rằng “tổ tiên loài người đã băng qua những vùng biển động và tạo ra những tuyến đường biển nối các quốc gia ở phía Đông và phía Tây”.
Từ tuyến đường sắt ở Indonesia cho đến cảng biển ở Pakistan, nhà lãnh đạo Trung Quốc cho biết Sáng kiến Vành đai và Con đường đã mang lại “kết nối cơ sở hạ tầng cấp cao” cho thế giới.
Sáu năm sau, các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang tiếp tục hấp dẫn với thế giới bằng một dự án mới, được mô tả là Con đường Tơ lụa kỹ thuật số.
Trung Quốc đã triển khai Con đường Tơ lụa kỹ thuật số vào năm 2015 với tư cách là nhánh công nghệ của Sáng kiến Vành đai và Con đường nhằm thúc đẩy kết nối kỹ thuật số.
Mặc dù vẫn chưa được định nghĩa một cách rõ ràng nhưng các nhà phân tích đồng ý rằng Con đường Tơ lụa kỹ thuật số này bao trùm một loạt các khái niệm cơ sở hạ tầng mạng như 5G, thương mại điện tử, nền kinh tế kỹ thuật số cũng như quy hoạch đô thị.
Lim Tai Wei, phó giáo sư tại Đại học Khoa học Xã hội Singapore, cho biết các dự án Con đường Tơ lụa kỹ thuật số đã ngày càng trở nên quan trọng trong những năm gần đây vì một số nền kinh tế mới nổi đã phát triển vượt quá nhu cầu cơ sở hạ tầng cơ bản.
Ông nói: “Các quốc gia đã sẵn sàng khởi động Cách mạng Công nghiệp 4.0 của riêng họ và hiện đang đề nghị Bắc Kinh chia sẻ những công nghệ đó với họ”.
Năm ngoái, một báo cáo của tờ Nhân dân Nhật báo cho biết các quốc gia dọc theo các tuyến thương mại trong kế hoạch Vành đai và Con đường có “cơ sở hạ tầng kỹ thuật số yếu và tỷ lệ truy cập Internet thấp” và rằng Trung Quốc đang giúp đỡ họ trong những lĩnh vực đó.
Yu Hong, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Đông Á của Đại học Quốc gia Singapore, cho biết các nước đang phát triển ngày càng nhận thấy giá trị mà công nghệ kỹ thuật số có thể mang lại cho tăng trưởng kinh tế.
Ông nói rằng trong khi các dự án cơ sở hạ tầng vẫn sẽ là trụ cột đối với một số quốc gia nhưng một số quốc gia khác đã tìm cách khai thác khả năng công nghệ của Trung Quốc.
Phát triển công nghệ
Phó giáo sư Lim, từ Đại học Khoa học Xã hội Singapore, cho biết năng lực công nghệ của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng trong thập kỷ qua và hiện nước này là “đối thủ cạnh tranh ngang hàng” với Mỹ.
Ông Lim cho biết: “Các dự án Con đường Tơ lụa kỹ thuật số đang ở vị trí trung tâm và không giống như cơ sở hạ tầng cơ bản, chúng đòi hỏi ít vốn hơn và các cam kết dài hạn hơn”.
“Công nghệ là một dạng quyền lực mềm vì nó thể hiện sự dẫn đầu về công nghệ của Trung Quốc. Ngoài ra, nó có thể thu hút các nước tuân theo tiêu chuẩn của Bắc Kinh mà không cần Trung Quốc buộc họ phải làm như vậy. Đó là một định nghĩa cổ điển về quyền lực mềm, trong trường hợp này là quyền lực mềm công nghệ”.
Alvin Camba, trợ lý giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế Josef Korbel thuộc Đại học Denver, cho biết các dự án kỹ thuật số đã đạt được tầm quan trọng mới khi Trung Quốc thu hút sự tham gia của các công ty công nghệ lớn, từ Huawei đến Tencent.
“Trong bối cảnh này, quy mô trung bình của cam kết cho vay nước ngoài của Trung Quốc đã giảm. Do đó, các dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật số trở nên khả thi hơn so với đường sắt và đường bộ vì chúng có xu hướng có quy mô nhỏ hơn”, Lee nói.P
Theo báo cáo của Trung tâm Phát triển và Tài chính Xanh, một tổ chức tư vấn tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, quy mô giao dịch trung bình trong nửa đầu năm nay là 392 triệu USD – nhỏ hơn 48% so với năm 2018 khi đầu tư đạt đỉnh. Mức đầu tư trung bình trong nửa đầu năm nay thấp hơn khoảng 36% so với năm ngoái.
Theo Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc, 17 quốc gia đã ký các thỏa thuận cụ thể về Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số. Các nhà phân tích kỳ vọng con số đó sẽ tăng lên.
Tham khảo: Bloomberg