Loại Nhật Bản, loạt láng giềng Việt Nam chọn công nghệ đường sắt cao tốc Trung Quốc, chuyên gia lên tiếng: “Cần suy xét kỹ càng”

Minh Tiến | 01:11 14/02/2025

Tại sao nhiều nước chọn công nghệ đường sắt cao tốc Trung Quốc thay vì Nhật Bản?

Loại Nhật Bản, loạt láng giềng Việt Nam chọn công nghệ đường sắt cao tốc Trung Quốc, chuyên gia lên tiếng: “Cần suy xét kỹ càng”

Theo The Japan Times, năm 2024 đánh dấu kỷ niệm 60 năm của cao tốc Nhật Bản - shinkansen. Mạng lưới tàu cao tốc này kết nối từ Kyushu đến Hokkaido, băng qua Honshu tại nhiều điểm trọng yếu, vận chuyển khoảng 1 triệu hành khách mỗi ngày mà chưa từng xảy ra sự cố nghiêm trọng.

Shinkansen không chỉ mang tính biểu tượng mà còn vô cùng thiết thực, phục vụ từ gia đình, công nhân đến nhân viên văn phòng, đồng thời thu hút du khách quốc tế đến trải nghiệm một phần bản sắc Nhật Bản.

Kể từ khi Nhật Bản tiên phong trong lĩnh vực đường sắt cao tốc vào năm 1964, nhiều quốc gia đã phát triển hệ thống tàu cao tốc của riêng mình, thậm chí có những hệ thống nhanh hơn và ứng dụng công nghệ tiên tiến hơn, chẳng hạn như tàu đệm từ.

Tàu Shikansen có hình dáng mũi dài, được thiết kế giúp giảm sức cản của không khí, còn có các vấn đề khác như giảm áp suất khí quyển trong các đoạn đường hầm, biện pháp khắc chế sự rung lắc của phần đuôi, môi trường điều khiển của nhân viên lái tàu phải có được sự đảm bảo về tầm nhìn bao quát.

Về đường ray, công nghệ HSR sử dụng đường ray đặc biệt với khoảng cách giữa các thanh ray khác biệt so với đường ray thông thường, giúp giảm ma sát và tăng tốc độ. Cùng với đó, hệ thống tàu sử dụng hệ thống định vị vệ tinh và cảm biến để theo dõi và điều chỉnh tốc độ, giúp đảm bảo an toàn và chính xác.

Một hệ thống kiểm soát tàu tự động được áp dụng để tránh tai nạn bằng cách duy trì khoảng cách an toàn giữa các tàu, đồng thời ngăn không để tốc độ vượt quá giới hạn cho phép bằng cách dùng phanh tự động. Tất cả các tàu đều được giám sát và kiểm soát bằng các hệ thống vi tính kiểm soát giao thông.

Các nỗ lực xuất khẩu shinkansen phần lớn không thành công. Một trong những lý do để Nhật Bản đầu tư mạnh vào công nghệ này ngay từ đầu là kỳ vọng tạo ra cơ hội mở rộng ra thị trường quốc tế, nhưng thực tế không diễn ra như mong đợi.

Việc bán công nghệ shinkansen ra nước ngoài không hề dễ dàng. Hệ thống này phải được cung cấp trọn gói, từ đường ray, đầu máy, đến hệ thống công nghệ thông tin liên quan. Hệ thống không thể vận hành trên các tuyến đường sắt sẵn có và không thể mua theo từng phần.

Điều này khiến các dự án shinkansen trở nên đắt đỏ, trong khi sự thiếu linh hoạt đã khiến nhiều thỏa thuận đổ vỡ. Nhiều hợp đồng gần như đã hoàn tất lại bất ngờ bị hủy bỏ khi các đối tác nhận ra mức độ cam kết tài chính quá lớn.

Đặc biệt, các nước đang phát triển tỏ ra dè chừng khi đầu tư vào một hệ thống được thiết kế để đối phó với địa hình và điều kiện khắc nghiệt, trong khi họ không thực sự cần đến mức độ kỹ thuật cao như vậy.

Tại Đông Nam Á, một loạt nước đã chọn công nghệ đường sắt cao tốc Trung Quốc thay vì Nhật Bản.

Theo Nikkei Asia, Indonesia ban đầu dự định áp dụng công nghệ đường sắt cao tốc shinkansen của Nhật Bản, nhưng vào năm 2015, Indonesia đã chuyển sang đề xuất do Trung Quốc đưa ra với lý do kế hoạch của Trung Quốc. Sau đó, Indonesia đã ra mắt tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của Đông Nam Á theo tiêu chuẩn Trung Quốc vào năm 2023.

Bên cạnh đó, năm 2010, Thái lan đã lên kế hoạch xây dựng đường sắt cao tốc đầu tiên. Theo tờ Thailand Trains, vào năm 2017, Thái Lan đã ký thỏa thuận hợp tác với Nhật Bản triển khai 8 dự án phát triển lớn, trong đó đáng chú ý là dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc theo công nghệ Nhật Bản.

Tuy nhiên, đến năm 2018, The Diplomat cho biết, tham vọng ngoại giao của Nhật Bản để cạnh tranh với Trung Quốc trong việc duy trì vị thế ở Thái Lan bị lung lay sau khi thỏa thuận về dự án đường sắt cao tốc hợp tác giữa Nhật Bản và Thái Lan gặp nhiều khó khăn. Sau đó, Thái Lan đã chốt chọn công nghệ đường sắt cao tốc của Trung Quốc.

Mặc dù nhiều nước, một tuyến đường sắt cao tốc được coi là thành công nhất của ngoại giao đường sắt cao tốc Nhật Bản là dự án tại Đài Loan.

Cụ thể, Đài Loan nhìn thấy giá trị của hệ thống shinkansen và trở thành khách hàng mua công nghệ này của Nhật Bản. Đường sắt cao tốc Đài Loan (THSR) đi vào hoạt động từ năm 2007 và dần trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế cũng như đời sống xã hội.

“Tàu cao tốc đã trở thành dịch vụ không thể thiếu đối với người dân Đài Loan và là một phần quan trọng trong hệ thống hạ tầng công cộng”, ông Trần Kiến Nhân, đại diện Đài Loan phát biểu tại hội nghị do IHRA tổ chức ngày 31/10/2024 tại Đài Bắc, nhằm tôn vinh hành trình phát triển của công nghệ shinkansen.

Các chuyên gia cho biết, qua cuộc khảo sát cho thấy THSR rất được lòng người dân. Tỷ lệ hài lòng với hệ thống bảo hiểm y tế tại Đài Loan dao động từ 85% đến 90%, trong khi tỷ lệ này với tàu cao tốc thậm chí còn vượt 95%. Qua đó, chuyên gia cho biết, công nghệ đường sắt cao tốc Nhật Bản vô cùng đáng tin vậy.  Hơn nữa, cần xem xét kỹ càng khi lựa chọn công nghệ đường sắt cao tốc phù hợp cho từng khu vực.


(0) Bình luận
Loại Nhật Bản, loạt láng giềng Việt Nam chọn công nghệ đường sắt cao tốc Trung Quốc, chuyên gia lên tiếng: “Cần suy xét kỹ càng”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO