Vào năm 2015, nhà máy của doanh nhân họ Trương ở làng Ngải Khúc ở thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, phải đối mặt với việc đóng cửa do chịu ảnh hưởng nặng nề từ tình hình kinh tế khủng hoảng lúc bấy giờ. Dù là người có đầu óc kinh doanh nhạy bén, song vì thiếu mất “thiên thời”, ông Trương cũng lâm vào cảnh lao đao.
Để cứu doanh nghiệp đang đứng trên bờ vực phá sản, CEO họ Trương phải tìm đủ mọi cách để cải thiện chuỗi vốn đang gặp khó khăn. Thế nhưng tất cả các loại thế chấp để đổi lấy các khoản vay đều không khả thi. Cuối cùng, CEO này đã mù quáng lên một kế hoạch lừa đảo.
Ông tiến hành điều tra thực tế tại địa phương và phát hiện ra rằng không có Ngân hàng Xây dựng (một trong 4 ngân hàng lớn tại Trung Quốc) nào ở gần làng. Người dân phải đến một thị trấn cách đó 5 km nếu muốn gửi tiền tiết kiệm. Vì vậy, CEO này mở một chi nhánh ngân hàng tại đây để đáp ứng nhu cầu gửi tiền của người dân. Theo tính toán, nếu thuận lợi, ông sẽ nhanh chóng thu về khoản tiền lớn có thể cứu nguy cho nhà máy của mình.
Sau đó, CEO Trương bỏ 4.000 NDT thuê một mặt bằng và bài trí nơi này trông giống như Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) thực sự, bao gồm quầy, máy in, máy đếm tiền và máy tính. Trên cửa còn treo tấm biển "Điểm dịch vụ rút tiền của Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc giúp nông dân".
Chi nhánh ngân hàng giả của CEO Trương (Ảnh: Toutiao)
Để thêm phần thuyết phục, CEO này còn thuê thêm một vài sinh viên đại học làm việc. Ngày khai trương, cả làng ai cũng ngạc nhiên khi vùng quê nhỏ lại có một chi nhánh CCB nên đồng loạt gửi tiền vào. Nhìn thấy tiền liên tục chảy vào tài khoản, ông Trương vui mừng khôn xiết.
Tuy nhiên, hành vi sai trái này này chẳng thể che mắt mọi người được bao lâu. Bởi chi nhánh này của ông Trương chỉ xử lý hoạt động thu tiền gửi chứ không cho phép khách hàng rút tiền. Khi một số khách hàng muốn rút tiền, CEO này luôn tìm đủ mọi lý do để trốn tránh.
Không lâu sau đó, sự việc gian dối này bị phát hiện khi một người dân trong làng gửi tiền vào ngân hàng này nhưng lại đi rút tiền ở chi nhánh CCB ở quận. Nhờ đó, nhân viên đã phát hiện ra rằng sổ tiết kiệm mà anh ta sử dụng là giả mạo và gọi báo cảnh sát.
Sau khi điều tra, công an lập tức đến ngay hiện trường. Cuối cùng doanh nhân họ Trương cũng thú nhận hành vi phạm tội của mình. Khi vụ án được đưa tin và lan truyền trên mạng xã hội, cả dư luận đất nước tỷ dân xôn xao vì không nghĩ rằng hình thức lừa đảo này cũng có thể xảy ra.
Theo trang Toutiao, hành vi tạo ra chi nhánh ngân hàng giả và lừa tiền gửi của người dân dưới danh nghĩa ngân hàng đã cấu thành “tội lừa đảo” trong luật hình sự Trung Quốc. Theo đó, luật quy định mức khởi điểm của tội lừa đảo là 2.000 NDT, số tiền lừa đảo càng nhiều thì hình phạt càng nặng.
Bất cứ ai làm giàu một cách phi pháp sớm muộn cũng sẽ bị pháp luật trừng trị (Ảnh minh họa: Toutiao)
Nếu số tiền không quá lớn (dưới 40.000 NDT), hình phạt sẽ là phạt tù có thời hạn không quá 3 năm và phạt tiền. Nếu lừa đảo với số lượng rất lớn (40.000 NDT trở lên) sẽ bị phạt tù có thời hạn từ trên 3 năm đến dưới 10 năm. Nếu số tiền vượt quá 40.000 NDT hoặc có các tình tiết đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù thời hạn từ 10 năm trở lên hoặc tù chung thân, đồng thời phạt tiền hoặc tịch thu tài sản.
Hành vi của CEO họ Trương là một hành vi lừa đảo điển hình, nhưng do phạm tội trong thời gian ngắn nên anh ta chỉ lừa được số tiền vài chục nghìn NDT. Dẫu vậy, đến cuối cùng, doanh nhân này cũng phải trả giá cho hành vi sai trái của mình.
Đây cũng chính là bài học đắt giá cho những kẻ có tư tưởng sai lệch với mong muốn làm giàu nhanh chóng. Kiếm tiền hay làm giàu một cách mù quáng, vi phạm pháp luật, cuối cùng sẽ phải trả một cái giá rất đắt. Bất kể khi nào, ở đâu, và bất cứ ai làm giàu một cách phi pháp sớm muộn cũng sẽ bị pháp luật trừng trị. Công lý ở đời là vậy.
(Theo Toutiao)