Là hàng mỹ nghệ lại vừa là vật liệu xây dựng hoàn hảo, mặt hàng này của Việt Nam được Mỹ, Nhật Bản mê như điếu đổ: Bỏ túi nửa tỷ USD kể từ đầu năm, quy mô xếp thứ 9 trên thế giới

Như Quỳnh | 11:25 23/11/2023

Các cường quốc trên thế giới đang ngày càng ưa chuộng mặt hàng độc đáo này của Việt Nam.

Là hàng mỹ nghệ lại vừa là vật liệu xây dựng hoàn hảo, mặt hàng này của Việt Nam được Mỹ, Nhật Bản mê như điếu đổ: Bỏ túi nửa tỷ USD kể từ đầu năm, quy mô xếp thứ 9 trên thế giới
Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sản phẩm gốm, sứ của Việt Nam trong tháng 10 thu về hơn 55,3 triệu USD, tăng 9,9% so với tháng trước đó. Lũy kế 10 tháng đầu năm, nước ta đã thu về hơn 494,8 triệu USD từ mặt hàng này, giảm 16,1% so với cùng kỳ năm 2022.

c3.png

Về thị trường, 3 quốc gia lớn nhất nhập khẩu các sản phẩm gốm sứ của Việt Nam phải kể đến Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc). Đối với thị trường đứng đầu là Mỹ, hết tháng 10 quốc gia này đã chi hơn 100 triệu USD nhập khẩu gốm sứ từ Việt Nam, giảm 22% so với năm 2022. Nhật Bản đứng thứ 2 với hơn 78 triệu USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm 2022.

Đài Loan (Trung Quốc) là thị trường lớn thứ 3 của gốm sứ Việt Nam với hơn 54 triệu USD, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm 2022.

c4.png

Trong năm 2022, mặt hàng gốm sứ đã thu về hơn 710 triệu USD, tăng 5,3% so với năm 2021. Ngành gốm sứ của Việt Nam hiện có quy mô đứng thứ 9 trên thế giới và có nhiều dư địa để phát triển với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,2%/năm, chiếm 0,9% tổng trị giá xuất khẩu gốm sứ xây dựng toàn cầu trong năm 2020.

Tiềm năng xuất khẩu mặt hàng gốm xây dựng rất lớn bởi nhu cầu vật liệu mới trong xây dựng đang tăng mạnh. Vật liệu gốm được dùng nhiều trong chi tiết kết cấu của công trình, từ khối xây, lát nền, ốp tường đến cốt liệu rỗng cho loại bê tông nhẹ.

Theo nghiên cứu từ Technavio, quy mô thị trường gốm sứ xây dựng dự kiến đạt 64,52 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,72% trong giai đoạn 2021 - 2025. Nhu cầu về các sản phẩm gốm sứ ngày càng tăng do sự gia tăng các dự án khu dân cư và các tòa nhà. Thu nhập khả dụng tăng khiến người tiêu dùng tăng chi tiêu cho các sản phẩm gốm sứ là một trong những yếu tố chính làm tăng nhu cầu đối với gốm sứ xây dựng trong thời gian tới.

Ưu điểm chính của vật liệu gốm là có độ bền và tuổi thọ cao, từ nguyên liệu địa phương có thể sản xuất ra các sản phẩm khác nhau thích hợp với các yêu cầu sử dụng, công nghệ sản xuất tương đối đơn giản, giá thành cạnh tranh.

Vật liệu gốm được dùng nhiều trong chi tiết kết cấu của công trình, từ khối xây, lát nền, ốp tường đến cốt liệu rỗng cho loại bê tông nhẹ. Ngoài ra, các sản phẩm sứ vệ sinh là những vật liệu không thể thiếu trong xây dựng. Các sản phẩm gốm bền axit, bền nhiệt được dùng nhiều trong công nghiệp hóa học, luyện kim và các ngành công nghiệp khác.

Năm 2023 thị trường bất động sản vẫn đình trệ, thị trường sẽ có dấu hiệu hồi phục nhẹ vào cuối năm nên từ đầu năm, Hiệp hội gốm sứ xây dựng Việt Nam kiến nghị mức huy động sản xuất tăng so với năm 2022 khoảng 5%.

Theo các chuyên gia, để hàng gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam thâm nhập hơn nữa vào những thị trường thế giới, nhất là các nước châu Âu, Mỹ, đòi các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ và năng lực sản xuất, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành… Từ nay đến cuối năm 2023, ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, các thị trường tiềm năng khác cần khai thác còn bao gồm Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mexico, Chile,...


(0) Bình luận
Là hàng mỹ nghệ lại vừa là vật liệu xây dựng hoàn hảo, mặt hàng này của Việt Nam được Mỹ, Nhật Bản mê như điếu đổ: Bỏ túi nửa tỷ USD kể từ đầu năm, quy mô xếp thứ 9 trên thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO