Không xử lý hình sự cựu Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước liên quan đến vụ Trịnh Văn Quyết
Đinh Tịnh - Quang Minh|11:17 27/02/2024
Liên quan tới các vi phạm của Tập đoàn FLC, ông Trần Văn Dũng, cựu Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cựu Tổng giám đốc HoSE không bị xử lý hình sự, nhưng Bộ Công an kiến nghị xử lý nghiêm về hành chính.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) vừa ban hành Kết luận điều tra bổ sung vụ án hình sự “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và các công ty có liên quan.
Cùng với đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã đề nghị truy tố 51 bị can, trong đó cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế (em gái Quyết) và 6 bị can khác bị đề nghị truy tố 2 tội danh “Thao túng thị trường chứng khoán” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Trong quá trình điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra đã xác định một số hành vi vi phạm xảy ra tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, Trung tâm Lưu ký chứng khoán nên đã khởi tố bổ sung và thực hiện các thủ tục tố tụng để điều tra.
Theo đó, 4 lãnh đạo Sàn Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) bị đề nghị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, theo khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự gồm: Trần Đắc Sinh, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị; Lê Hải Trà, cựu Phó tổng giám đốc thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết; Trầm Tuấn Vũ, cựu Phó tổng giám đốc, Phó chủ tịch Hội đồng niêm yết và Lê Thị Tuyết Hằng, Giám đốc Phòng Quản lý và thẩm định niêm yết, thành viên Hội đồng niêm yết.
Cùng với đó, bị can Lê Công Điền, Vụ trưởng Vụ giám sát công ty đại chúng, thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Dương Văn Thanh, Tổng giám đốc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam; Phạm Trung Minh, Trưởng phòng Đăng ký chứng khoán bị truy tố tội “Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán”, theo khoản 2, Điều 209 Bộ luật Hình sự.
Kết luận điều tra chỉ rõ, bị cáo Lê Công Điền với vai trò là Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng, khi được giao chỉ đạo, thẩm định hồ sơ đăng ký công ty đại chúng của Công ty cổ phần Xây dựng Faros đã phát hiện hồ sơ không đủ cơ sở xác định số vốn thực góp; các báo cáo kiểm toán không đúng pháp luật về kiểm toán vù không đủ cơ sở để đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần.
Tuy nhiên, Điền đã không thực hiện kiểm tra, xử lý đối với công ty kiểm toán, thu hồi báo cáo kiểm toán, mà ký văn bản chấp thuận hồ sơ đăng ký đại chúng của công ty này, sau đó công bố trên phương tiện thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, có vốn điều lệ 4.300 tỷ đồng.
Từ đó, Trịnh Văn Quyết và đồng phạm lợi dụng để thực hiện việc đăng ký lưu ký, niêm yết 430 triệu cổ phiếu để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Trong vụ án này, ông Trần Văn Dũng, cựu Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, cựu Tổng giám đốc HoSE bị Bộ Công an kiến nghị xử lý nghiêm về hành chính.
Theo kết luận điều tra, ông Trần Văn Dũng từng là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc HoSE, Chủ tịch Hội đồng niêm yết.
Khi nhận được hồ sơ đề nghị niêm yết cố phiếu của Công ty cổ phần Xây dựng Faros, ông Dũng đã được báo cáo về việc Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính năm 2014, năm 2015 của doanh nghiệp không phù hợp do phạm vi lưu ý quá lớn; Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán Hà Nội đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần là không có cơ sở; chưa có căn cứ xác định số vốn thực góp...
Tuy nhiên, sau khi họp Hội đồng niêm yết, ông Trần Văn Dũng đã cùng các thành viên Hội đồng quản trị đồng ý chấp thuận niêm yết đối với cổ phiếu ROS. Tiếp đó, sau khi ông Trần Đắc Sinh ký nghị quyết của Hội đồng quản trị, ông Dũng đã ký quyết định chấp thuận niêm yết 430 triệu cố phiếu hình thành từ vốn góp khống của Công ty cổ phần Xây dựng Faros.
Tại cơ quan điều tra, ông Dũng thừa nhận toàn bộ nội dung, diễn biến hành vi vi phạm của mình và cho rằng, nguyên nhân dẫn đến sự việc trên là do tin tưởng vào cấp dưới, ý kiến chấp thuận của các thành viên Hội đồng niêm yết, thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng quản trị; bản thân không được hưởng lợi.
Cơ quan điều tra xác định, hành vi của ông Dũng có dấu hiệu “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng do ông này thực hiện hành vi theo ý kiến chấp thuận của các thành viên Hội đồng niêm yết, Hội đồng quản trị.
Tại Kỳ họp thứ 15, diễn ra trong hai ngày 16 và 17/5/2022, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng ông Lê Hải Trà, Tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM; Cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Ông Trần Văn Dũng, người bị cách chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán hồi tháng 5/2022, được chuyển về làm chuyên viên Phòng Báo chí Tuyên truyền của Bộ Tài chính.
Quyết định phân công này được ký bởi Chánh văn phòng Bộ Tài chính theo đề nghị của Phòng Tổng hợp - Thư ký, Phòng Báo chí - Tuyên truyền và có hiệu lực từ ngày 5/8.
Trước đó, ông Dũng từng có nhiều năm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán. Năm 2017, ông giữ chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sau khi rời ghế Chủ tịch HĐQT Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE).
Ông Trần Văn Dũng, 57 tuổi, ngày 19/5 bị Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc kỷ luật cách chức Chủ tịch Ủy ban chứng khoán do có vi phạm, khuyết điểm nghiêm trọng trong công tác.
Ông cùng ông Lê Hải Trà (nguyên Tổng giám đốc HoSE) và một số lãnh đạo khác của Ủy ban chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán bị Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để một số tổ chức, cá nhân "vi phạm pháp luật, thao túng thị trường, thu lợi bất chính".
Việc kỷ luật diễn ra trong bối cảnh Bộ Công an điều tra hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Ngày 29/3, Bộ Công an khởi tố, bắt Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và một số lãnh đạo. Một tháng sau, ông Đỗ Đức Nam, Tổng giám đốc Chứng khoán Trí Việt và ông Đỗ Thành Nhân, Chủ tịch Louis Holdings bị bắt.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Vượt qua “vùng đáy”, thị trường bất động sản TPHCM đang dần lấy lại đà phát triển, tốc độ phục hồi tuy chậm nhưng chắc và dự kiến sẽ tăng tốc từ thời điểm cuối năm.
PV Power và đối tác sẽ sản xuất và cung cấp các thiết bị chất lượng cao, giá cả cạnh tranh cho V-GREEN, đồng thời mạng lưới 1.000 trạm sạc xe điện do PV Power quy hoạch triển khai trong giai đoạn 2025 - 2030 sẽ được chuyển giao cho V-GREEN tiếp tục nghiên cứu và phát triển để phục vụ cho các khách hàng.
Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City (Hà Nội) đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân bị giả u vô cùng phức tạp và hiếm gặp, do biến chứng nguy hiểm từ việc mài mòn của khớp nhân tạo thế hệ cũ.
Những lĩnh vực Dominica muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương, Việt Nam có các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước và tư nhân, có thể hợp tác, đầu tư ngay.
Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 377/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần In Hospitality, chủ dự án Trung tâm hội nghị GEM Center hiện đang được thế chấp cho MB Bank.
Lực lượng thực thi pháp luật Mỹ đã bắt giữ một người đàn ông vô gia cử tại Florida và buộc tội anh ta âm mưu đánh bom Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE).
Trong thời đại ngày nay, ai chuẩn bị kỹ và ứng biến nhanh thì sẽ thắng chứ không phải tập đoàn đè bẹp startup. Tuy nhiên, ứng biến nhanh này không bao gồm việc ‘đập đi xây lại’ liên tục mô hình kinh doanh như vài startup đang làm; vì ‘thất bại nhiều quá thì không người mẹ nào nuôi được mãi’.
VIS Rating nhận định nếu lãi suất liên ngân hàng tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới, rủi ro thanh khoản đối với các ngân hàng nhỏ và vừa sẽ gia tăng.
Cùng với nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động, các doanh nghiệp nhà nước mong muốn được thực hiện những dự án đầu tư quy mô lớn, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.
Chỉ những công ty có thể duy trì hoạt động mà không cần đến nguồn tài trợ bên ngoài mới có thể tiếp tục cuộc đua, trong bối cảnh nỗi lo về tình trạng dư thừa công suất luôn rình rập.