Không có Trung Quốc, thế giới khó lòng ‘mở khóa’ một kho báu cực giá trị, đến Tesla cũng phải phụ thuộc

Bạch Linh | 09:35 24/10/2023

Tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong lĩnh vực xử lý và chế biến “kim cương trắng” toàn cầu đã ở một vị thế “không tưởng”.

Không có Trung Quốc, thế giới khó lòng ‘mở khóa’ một kho báu cực giá trị, đến Tesla cũng phải phụ thuộc

Lithium là một kim loại quan trọng trong ngành bán dẫn, đặc biệt nó đóng vai trò then chốt trong lĩnh vực xe điện. Đánh giá mức độ “săn đón” lithium của nhiều quốc gia, Nikkei Asia gọi đây là “white diamond” - kim cương trắng. Và Trung Quốc - quốc gia kiểm soát phần lớn quá trình xử lý và tinh chế lithium trên thế giới - đang trở thành “vua” đối với kim loại quý giá này. 

Sức ảnh hưởng của Trung Quốc trong ngành sản xuất “kim cương trắng” 

Tại một vùng đất lạnh giá được bao phủ bởi đá sa thạch ở Salta, phía tây bắc Argentina, các công nhân đang đào dưới lòng đất không ngừng nghỉ. Mục tiêu là tìm ra "kim cương trắng" - lithium - đang hòa tan trong nước muối ở độ sâu hàng chục mét dưới lòng đất. Nhưng đơn vị phụ trách không phải một công ty địa phương mà đến từ Trung Quốc - quốc gia đã giành được quyền kiểm soát địa điểm này vào năm 2021.

Argentina nắm giữ trữ lượng lithium lớn thứ ba thế giới. Cùng với các nước láng giềng Chile và Bolivia, ba quốc gia này tạo nên “tam giác lithium”, ước tính chiếm 50% đến 60% trữ lượng lithium của thế giới.

Ganfeng Lithium Trung Quốc, tập đoàn có công suất sản xuất lithium hàng đầu thế giới, đang dần giành được nhiều lợi thế tại quốc gia có trữ lượng lithium khổng lồ này. Dự án của Ganfeng ước tính sản xuất ra 20.000 tấn lithium mỗi năm.

Ganfeng, có trụ sở tại tỉnh Giang Tây, phía đông nam Trung Quốc, đã gây chú ý vào năm 2009 khi xây dựng dây chuyền sản xuất lithium carbonate đầu tiên ở quốc gia này. Sau khi niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến vào năm 2010, Ganfeng bắt đầu triển khai khai thác lithium ở nước ngoài.

Ganfeng có bốn dự án phát triển lithium đang được tiến hành ở Argentina. Tổng vốn đầu tư sẽ là 2,7 tỷ USD, với sản lượng lithium carbonate dự kiến ​​là 100.000 tấn mỗi năm. 

Ngoài việc sản xuất từ ​​các hồ muối, lithium còn có thể khai thác từ các mỏ quặng. Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), Chile chiếm thị phần lớn nhất trong tổng trữ lượng lithium - ở mức 36%. Australia, quốc gia cũng có trữ lượng lớn và hai nước này chiếm gần 80% tổng sản lượng.

Do Trung Quốc sản xuất rất nhiều xe điện nên trong nước không thể đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu thô. Đây là lý do tại sao các công ty Trung Quốc, do Ganfeng dẫn đầu, đang đầu tư vào các dự án sản xuất lithium trên khắp thế giới và tăng cường ảnh hưởng của họ trong chuỗi giá trị.

Theo Rystad Energy, một công ty nghiên cứu có trụ sở tại Oslo, tính đến tháng 3 năm 2023, các công ty Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng 4,5 tỷ USD vào các dự án ở 11 quốc gia trên thế giới. Một nửa số khoản đầu tư này là ở các nước Mỹ Latinh và châu Phi. 

Một số quốc gia nơi Trung Quốc đang đầu tư, bao gồm: Ireland, Australia, Chile, Canada, Mexico, Mali, Zimbabwe, Namibia, Cộng hòa Dân chủ Congo,...

Được biết, Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh hoạt động sản xuất pin xe điện. Pin lithium-ion của BYD Trung Quốc được trang bị nhiều cell  hơn giúp tăng phạm vi di chuyển. 

ffs.png
Trung Quốc đang đẩy mạnh sản xuất pin xe điện.

Trung Quốc nắm giữ phần lớn “trái tim xe điện” của Tesla

Theo Nikkei Asia, Trung Quốc đứng thứ hai trong số các nhà cung cấp của Tesla. Cụ thể, Nikkei đã phối hợp với FRONTEO, công ty phân tích dữ liệu trong lĩnh vực an ninh kinh tế (sử dụng AI) để rà soát chuỗi cung ứng của Tesla. 

Trong số 13.428 nhà cung cấp được ước tính tham gia vào chu trình sản xuất xe điện của Tesla, các công ty Trung Quốc chiếm 17%, tỷ lệ cao thứ hai chỉ sau các công ty đến từ Mỹ với 22%. So với "đồng hương" General Motors, Tesla phụ thuộc nhiều hơn 4 điểm phần trăm vào Trung Quốc về sản xuất.

screenshot-2023-10-24-071606.png
Trong số 13.428 nhà cung cấp được ước tính tham gia vào chu trình sản xuất xe điện của Tesla, các công ty Trung Quốc chiếm 17%

Cụ thể trong số 13.428 nhà cung cấp (không đến các công ty liên quan đến pin lithium-ion), các công ty Trung Quốc chiếm 39% trong số 61 công ty liên quan đến pin, 40% trong tổng số 42 công ty luyện kim loại màu (trừ nhôm) và 33% trong số 102 công ty về hóa chất vô cơ, đứng đầu tất cả các quốc gia và khu vực khác. 

Doanh nghiệp Trung Quốc có nhiều ảnh hưởng hơn đến các vật liệu và công nghệ liên quan đến pin so với các công ty từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Nikkei đánh giá, rõ ràng ngay cả Tesla, công ty dẫn đầu thế giới về xe điện, cũng có những ràng buộc nhất định với quốc gia tỷ dân. 

Những công ty Trung Quốc đang hợp tác tới Tesla bao gồm một vài cái tên như Novoray Corporation, Ganfeng Lithium và nhà sản xuất vật liệu coban Zhejiang Huayu Cobalt,... 

Tham khảo Nikkei Asia


(0) Bình luận
Không có Trung Quốc, thế giới khó lòng ‘mở khóa’ một kho báu cực giá trị, đến Tesla cũng phải phụ thuộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO