*Dưới đây là chia sẻ của Ernestine Siu - BTV Tài chính của CNBC. Trong suốt quá trình làm việc của mình, Ernestine Siu đã tiếp xúc và trò chuyện với nhiều tỷ phú, triệu phú đi lên từ 2 bàn tay trắng. Mỗi người một hoàn cảnh, một câu chuyện nhưng họ đều có tư duy vượt khó giống nhau, gói gọn trong 1 từ.
Trong suốt thời gian làm việc tại CNBC, tôi đã trò chuyện với nhiều doanh nhân khác nhau và nhận ra rằng phần lớn mọi người đều coi nhóm doanh nhân, triệu phú trẻ là tầng lớp khác biệt, là “số hiếm” trong xã hội.
Có người cho rằng họ gặp thời, nên ăn nên làm ra. Nhưng trên thực tế, trước khi sở hữu khối tài sản triệu đô, họ cũng chỉ là những người bình thường, nhiều lần phải đối mặt với thất bại và những bài học khó nhằn trong cuộc sống, cũng như trên thương trường.
Trong những cuộc trò chuyện với các doanh nhân thành công, tôi nhớ nhất 3 nhân vật là 3 vị triệu phú tự thân này. Mỗi người đều có xuất phát điểm khác nhau nhưng lại có chung lối tư duy làm nên khác biệt: Dám nghĩ, dám làm!
Jason McGowan: “Người ta làm được thì mình cũng làm được”
Jason McGowan không phải là thợ làm bánh chuyên nghiệp trước khi lập nên thương hiệu Crumbl Cookies vào năm 2017, nhưng anh không để điều đó chặn đường mơ ước xây dựng một đế chế bánh quy của mình.
Jason McGowan không phải là thợ làm bánh chuyên nghiệp trước khi lập nên thương hiệu Crumbl Cookies vào năm 2017, nhưng anh không để điều đó chặn đường mơ ước xây dựng một đế chế bánh quy của mình.
McGowan từng chia sẻ: “Ngay cả trong mơ, tôi cũng chưa bao giờ dám tưởng tượng có ngày mình sẽ đạt được mức doanh thu 1 tỷ USD. Tôi thành lập Crumbl Cookies với một niềm tin đơn giản rằng dù mình không có khả năng kiếm tiền tỷ đi chăng nữa, thì ít nhất mình cũng có thể tự sáng tạo ra những công thức làm bánh quy, và kiếm sống nhờ việc đó. Tôi đã thấy không ít người khác làm được điều tương tự. Tôi nghĩ rằng người ta làm được, mình cũng làm được chứ và thực tế cho thấy tôi đã có thể làm tốt hơn cả những gì mà chính tôi kỳ vọng”.
McGowan không thể nhớ nổi đã có bao nhiêu lần anh cùng cộng sự thức trắng đêm để thử nghiệm các công thức làm bánh quy. Họ đã tốn tiền cho hàng trăm kg bột mì, hàng trăm quả trứng và hàng trăm kg nguyên liệu để cho ra đời sản phẩm bánh quy không đụng hàng như mục tiêu đề ra ban đầu.
“Điều duy nhất vực tôi dậy sau những lần phải tự tay vứt hàng trăm kg bánh quy vào sọt rác chính là suy nghĩ mỗi lần thất bại là một lần tìm ra được một công thức sai. Nếu bạn đủ kiên trì thì việc loại trừ cái sai cũng là một cách để tìm ra cái đúng” - McGowan khẳng định.
Anne Mahlum: “Đừng bao giờ từ bỏ niềm tin vào chính mình”
Năm 2013, Mahlum thành lập trung tâm thể hình Solidcore ở New York. Một thập kỷ sau, Solidcore đã có hơn 100 cơ sở trên toàn nước Mỹ. Năm 2023, Mahlum cho biết cô đã kiếm được 88,4 triệu USD sau khi rút vốn cổ phần của mình từ Solidcore. Việc này giúp cô trở thành triệu phú tự thân sau nhiều thập kỷ không ngừng nỗ lực.
Mahlum nói với CNBC Make It: “Điều lớn nhất tôi học được khi thành lập thương hiệu Solidcore chỉ đơn giản là chúng ta có thể làm bất cứ điều gì chúng ta muốn và chắc chắn sẽ thành công, nếu bạn có đủ niềm tin vào bản thân để kiên trì và không nghĩ tới việc từ bỏ”.
Một lời khuyên khác mà Mahlum đưa ra là hãy tìm ra thế mạnh của riêng mình và tập trung phát triển điều đó.
“Không có ai là hoàn hảo, điều ấy đồng nghĩa với việc mỗi người đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Việc cần làm là tập trung vào điểm mạnh của mình thay vì cứ chôn chân trong cảm giác tự ti, yếu kém. Tôi đã chia sẻ với rất nhiều người rằng tôi chẳng có điểm mạnh gì ngoài sự lỳ lợm nhưng tất cả đều cho rằng tôi đang tỏ ra khiêm tốn. Sự thật thì không phải như vậy. Tôi thành công chỉ đơn giản là vì tôi dám cố chấp gấp đôi, gấp 3 người khác. Tôi đã không từ bỏ cho tới khi Solidcore mở được tới cơ sở thứ 100” - Mahlum chia sẻ.
Shawn Tsao: “Dám khác biệt”
Món ăn sáng yêu thích của Shawn Tsao là bánh sandwich. Anh có thể ăn nó 3 bữa/ngày. Vào một ngày mùa đông năm 2012, Shawn Tsao khao khát được thưởng thức 1 chiếc sandwich cho bữa sáng nhưng anh lại quá bận để có thể tự đi mua.
Trong khoảnh khắc ấy, một ý tưởng đã chạy xoẹt qua tâm trí Shawn Tsao: “Giờ mà có một dịch vụ giao đồ ăn tận nơi thì tuyệt quá nhỉ?”. Và thế là dịch vụ giao đô fawn Caviar ra đời. Ở thời điểm ấy, ý tưởng của Shawn Tsao bị cho là dở hơi vì ai lại tốn tiền để nhờ người khác mua đồ ăn giúp trong khi họ hoàn toàn có thể tự lái xe và đi mua món mình thích cơ chứ! Tuy nhiên, sau 2 năm thành lập, thành quả mà Shawn Tsao đạt được đã chứng minh cũng có lúc thiểu số chiếm phần thắng.
Năm 2014, Caviar đã được một tập đoàn mua lại với giá hơn 100 triệu USD. Hiển nhiên, Tsao đã kiếm được hàng triệu USD từ thương vụ này.
“Chỉ cần bạn đam mê và có niềm tin vào sản phẩm mình đang xây dựng, lời người khác nói hãy bỏ ngoài tai” - Shawn Tsao chia sẻ.
Theo CNBC