Kết thúc cuộc họp 2 ngày, lãnh đạo BRICS tuyên bố "phi đô loa hóa" đang ở giai đoạn cuối cùng: Mỹ cần làm gì để giữ vị thế đồng bạc xanh?

Yến Nguyễn | 10:02 12/06/2024

Các quốc gia thành viên BRICS đang nỗ lực hoàn tất kế hoạch phi đô la hóa nhằm loại bỏ đồng bạc xanh khỏi các giao dịch xuyên biên giới nội khối.

Kết thúc cuộc họp 2 ngày, lãnh đạo BRICS tuyên bố "phi đô loa hóa" đang ở giai đoạn cuối cùng: Mỹ cần làm gì để giữ vị thế đồng bạc xanh?

Tại hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) vào thứ Ba, bộ trưởng kinh tế của các nước thành viên BRICS thông báo việc hoàn tất kế hoạch phi đô la hóa đang ở giai đoạn cuối cùng.

Tại cuộc họp diễn ra vào 2 ngày 10-11/6 tại Nga, các đại diện BRICS đã xác nhận khối đang phát triển một hệ thống thanh toán mới nhằm đối trọng với đồng đô la Mỹ.

Mục tiêu chung của khối là thúc đẩy một hệ thống tiền tệ quốc tế đa cực và lật đổ vị thế đồng tiền dự trữ toàn cầu duy nhất của đồng bạc xanh.

BRICS đặt mục tiêu “cắt đứt” với đồng đô la Mỹ và sử dụng đồng nội tệ cho tất cả các giao dịch xuyên biên giới giữa các quốc gia thành viên. Động thái này đang thu hút các nước đang phát triển tham gia BRICS vào năm 2024.

BRICS đã chứng kiến hai làn sóng mở rộng kể từ khi thành lập vào năm 2006 với 4 nước thành viên, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Năm 2011, Nam Phi gia nhập khối. Vào tháng 8/2023, sáu thành viên mới, trong đó có Argentina, đã được mời tham gia hiệp hội, nhưng Buenos Aires đã thay đổi quyết định vào cuối tháng 12 năm ngoái. Ngày 1/1/2024, năm thành viên mới là Ai Cập, Iran, UAE, Ả Rập Saudi và Ethiopia chính thức gia nhập nhóm.

Mỹ cần làm gì để giữ vị thế đồng đô la?

Trước những động thái dồn dập gần đây của BRICS, Carla Norrlöf – chuyên gia nghiên cứu chính sách Mỹ tại Atlantic Council, cho biết có một số cách để Hoa Kỳ vẫn giữ được ưu thế của đồng đô la.

Norrlöf cho rằng xung đột quốc tế khó có thể gây ra sự sụt giảm lớn đối với đồng đô la. “Đúng là các biện pháp trừng phạt và vấn đề địa chiến lược có thể làm suy yếu thế thống trị của đồng đô la, nhưng rủi ro thường bị cường điệu hóa”. “Vai trò then chốt của đồng đô la trong tài chính toàn cầu được củng cố qua thương mại, thị trường tài chính và dự trữ ngoại hối của các quốc gia. Điều này tạo ra những rào cản đáng kể đối nỗ lực phi đô la hóa”, bà nói.

Bà cũng cho rằng những nỗ lực thúc đẩy các loại tiền tệ và hệ thống thanh toán thay thế vẫn chưa tương xứng với phạm vi và quy mô của đồng đô la Mỹ.

Nhưng trong trường hợp quá trình phi đô la hóa ngày càng nhanh chóng, Mỹ cần tìm cách ngăn các liên minh đối thủ hình thành bằng cách thực hiện chính sách đối ngoại lành mạnh và thúc đẩy quan hệ đối tác thương mại một cách tích cực, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Bà viết: “Nếu các quốc gia khác cho rằng Mỹ đang theo đuổi chính sách đối ngoại đơn phương hoặc quá hung hăng, hoặc thực thi các chính sách thiên vị đi ngược với trật tự quốc tế tự do, thì họ có thể tìm cách giảm bớt ảnh hưởng của đồng đô la đối với nền kinh tế của họ”.

Bên cạnh đó, Mỹ cũng cần tích cực giữ vững sự ổn định của đồng đô la thông qua các giải pháp tài chính dựa trên công nghệ, chẳng hạn như phát triển thanh toán kỹ thuật số. Điều này có thể giúp kìm hãm sự gia tăng của các hệ thống thanh toán thay thế đang phát triển trong khu vực.

Cuối cùng, Mỹ cần phải củng cố các yếu tố kinh tế mang lại sức mạnh cho đồng đô la và tăng cường ổn định chính trị trong nước để không làm mất lòng tin vào đồng bạc xanh.

Theo BI, Watcher

Bài liên quan

(0) Bình luận
Kết thúc cuộc họp 2 ngày, lãnh đạo BRICS tuyên bố "phi đô loa hóa" đang ở giai đoạn cuối cùng: Mỹ cần làm gì để giữ vị thế đồng bạc xanh?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO