Hứng chịu số lệnh trừng phạt nhiều hơn cả 3 nước cộng lại, kinh tế Nga đã ‘vượt bão’ cấm vận như thế nào: Trớ trêu châu Âu cũng góp công

Yến Nguyễn | 09:09 10/07/2024

Dù kinh tế Nga tăng trưởng mạnh mẽ sau hơn 2 năm xung đột bất chấp hàng chục nghìn lệnh trừng phạt.

Hứng chịu số lệnh trừng phạt nhiều hơn cả 3 nước cộng lại, kinh tế Nga đã ‘vượt bão’ cấm vận như thế nào: Trớ trêu châu Âu cũng góp công

Đầu tháng 7, Ngân hàng Thế giới đã nâng hạng Nga từ quốc gia “thu nhập trung bình cao” lên nước “thu nhập cao”. Lần cuối Nga thuộc nhóm nước thu nhập cao là vào năm 2014.

Kết quả này được thúc đẩy bởi tăng trưởng thương mại (+6,8%), tài chính (+8,7%) và xây dựng (+6,6%), dẫn đến GDP thực tế tăng 3,6% và GDP danh nghĩa tăng 10,9%.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thứ hạng mới của Nga khó có thể kéo dài. WB cho biết: “Hoạt động kinh tế ở Nga bị ảnh hưởng bởi sự gia tăng lớn trong hoạt động liên quan đến quân sự vào năm 2023”.

Nga hiện đang chịu hơn 16.000 lệnh trừng phạt, nhiều hơn cả lệnh trừng phạt lên Iran, Cuba và Triều Tiên cộng lại. Tuy nhiên, kinh tế nước này đang kiên cường trước “bão” cấm vận. “Sau tác động suy thoái ban đầu của các lệnh trừng phạt vào năm 2022, kinh tế Nga đã tăng trưởng trở lại vào năm 2023 nhờ các biện pháp kích thích tài chính bao gồm chi tiêu quân sự và mở rộng tín dụng.

WB lưu ý: “Những hạn chế về thương mại và tài chính từ các nước G7 và EU đã thúc đẩy Nga chuyển hướng thương mại sang Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Á và vùng nam Caucasus, đồng thời đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hậu cần”.

Kết quả là, tỷ lệ giao thương quốc tế của Nga bằng tiền tệ của các quốc gia áp đặt lệnh trừng phạt đã giảm từ khoảng 80% vào năm 2021 xuống dưới 30% vào năm 2023.

Thị trường việc làm ở Nga đang rất mạnh. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp kỷ lục và tiền lương tăng thúc đẩy chi tiêu tiêu dùng. Tuy nhiên, triển vọng kinh tế trung và dài hạn vẫn chưa có nhiều dấu hiệu tích cực.

Các doanh nghiệp và hộ gia đình ở Nga phải đối mặt với tình trạng bất ổn lớn, bao gồm những hạn chế sâu rộng về xuất khẩu, nguồn cung thiết bị công nghệ thiếu hụt và chi phí thương mại cao hơn.

Tại sao lệnh trừng phạt không có tác dụng

Dầu mỏ

Các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Nga không chặt chẽ như đối với Venezuela hay Iran. Khi thiết kế các biện pháp trừng phạt Nga, phương Tây đã tính đến lợi ích của chính mình, để đảm bảo rằng Nga sẽ tiếp tục sản xuất nhiên liệu hóa thạch và giá dầu sẽ không tăng đột biến. Các biện pháp trừng phạt, bao gồm áp giá trần dầu Nga, cũng được thiết kế một cách lỏng lẻo.

Trong khi xuất khẩu dầu của Nga sang phần lớn Tây Âu đã giảm, tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga vẫn tương đối ổn định. Điều này là do dầu từng được xuất sang châu Âu hiện đang được hấp thụ ở những nơi khác, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo IMF, do giá dầu toàn cầu vẫn tăng và chiết khấu đối với dầu của Nga hiện thấp hơn so với thời điểm bắt đầu xung đột bất chấp mức giá trần 60 USD/thùng do EU áp đặt, doanh thu xuất khẩu dầu của Moscow vẫn ở mức cao và hỗ trợ nền kinh tế.

Đầu tư

Đầu tư của doanh nghiệp đã phục hồi kể từ năm 2022, đóng góp thêm khoảng 4,5 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng GDP vào năm 2023. Dòng vốn đang chảy vào các lĩnh vực quốc phòng và sản xuất của Nga.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã khiến việc đại tu nền kinh tế trở nên cần thiết. IMF đã nhấn mạnh rằng một số hàng nhập khẩu đang được thay thế bằng hàng hóa trong nước, từ đó thúc đẩy đầu tư vào các cơ sở sản xuất mới.

Ngoài ra, một số tập đoàn đa quốc gia vẫn ở lại Nga với hy vọng xung đột sẽ kết thúc và các lệnh trừng phạt sẽ được dỡ bỏ.

Tiêu dùng

Tiêu dùng tư nhân phục hồi mạnh mẽ, đóng góp thêm 2,9 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP. Điều này được thúc đẩy bởi mở rộng tín dụng và thị trường lao động mạnh mẽ, với tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục, chỉ ở mức 3%, và tiền lương tăng.

Chi tiêu của chính phủ cũng góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Chi tiêu quốc phòng tăng lên, chiếm khoảng 7% GDP. Theo các nhà kinh tế, mặc dù chi tiêu quân sự tăng mạnh nhưng tổng chi tiêu của chính phủ vẫn tăng.

Ngoài ra, một số lệnh trừng phạt đã được áp dụng vào năm 2014 sau khi Nga sáp nhập Crimea và chúng đã được tính vào chi phí nhân tố. Các quan chức chính sách kinh tế ở Moscow đã học được cách ứng phó với các biện pháp trừng phạt này theo thời gian.

Theo India Express

Bài liên quan

(0) Bình luận
Hứng chịu số lệnh trừng phạt nhiều hơn cả 3 nước cộng lại, kinh tế Nga đã ‘vượt bão’ cấm vận như thế nào: Trớ trêu châu Âu cũng góp công
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO