Hồi chuông cảnh báo đằng sau những loại tài sản được ca ngợi là an toàn nhất thế giới: Rủi ro ‘vây quanh’ nhưng nhà đầu tư vẫn đổ tiền

Chi Lan | 09:18 15/08/2023

Theo Wall Street Journal, Washington đã "gieo mầm" cho một mối rủi ro lớn mà các nhà đầu tư của những loại tài sản được cho là an toàn nhất thế giới cũng khó tránh khỏi.

Hồi chuông cảnh báo đằng sau những loại tài sản được ca ngợi là an toàn nhất thế giới: Rủi ro ‘vây quanh’ nhưng nhà đầu tư vẫn đổ tiền

“Kỳ lạ” là từ mà các quan chức chính quyền Tổng thống Biden dùng để nói về việc Fitch hạ xếp hạng tín dụng đối với nước Mỹ. 

Tuy nhiên, 2023 lại là một năm được coi là “bản lề” và động thái của Fitch như một hồi chuông cảnh tỉnh cho cả nước Mỹ. Cuộc chiến chống lạm phát của Fed đã làm tăng rủi ro xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính sau nhiều thập kỷ. Do đó, các khoản đầu tư được coi là an toàn nhất cũng trở nên hấp dẫn hơn với giới đầu tư. 

Trước đây, các nhà đầu tư đã phải chịu khoản lỗ nặng khi đổ tiền vào các loại chứng khoán được chính phủ đảm bảo vì có tính “siêu an toàn”. Ví dụ, 100 USD đầu tư vào trái phiếu kho bạc kỳ hạn 3 tháng vào năm 1928 chỉ tăng lên 2.141 USD vào cuối năm ngoái.

Trong khi đó, số tiền tương tự sẽ tăng lên 46.379 USD nếu đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp xếp hạng trung bình và 624.534 USD nếu đầu tư vào cổ phiếu, dữ liệu từ Đại học New York cho thấy. Đặc biệt, trong những năm sau cuộc khủng hoảng tài chính, bất cứ loại tài sản ngắn hạn và an toàn nào cũng đều mang lại lợi nhuận gần như là 0. 

screenshot-2023-08-15-at-08.54.07.png

Ray Dalio, nhà sáng lập quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới Bridgewater Associates, nổi tiếng với câu nói “tiền mặt là rác” trong thời kỳ đó. Trong một cuộc phỏng vấn vào đầu năm nay, quan điểm của ông đã thay đổi, Dalio nói: “Tiền mặt từng là rác nhưng bây giờ khá hấp dẫn. Sự hấp dẫn đó liên quan đến trái phiếu và cả cổ phiếu.” 

Tín phiếu kho bạc Mỹ không chỉ mang lại lợi nhuận cao hơn so với thời điểm trước khủng hoảng tài chính, mà còn cao hơn trái phiếu ngắn hạn và dài hạn. Trái phiếu dài hạn nhìn chung cũng chịu tổn thất lớn hơn nhiều nếu lãi suất tiếp tăng cao. Như Dalio chỉ ra, giá cổ phiếu tăng cao mang lại lợi nhuận cao hơn 5% so với trái phiếu. 

Tuy nhiên, một lý do khác vẫn khiến “tiền mặt là vua”. Trái phiếu chính phủ dài hạn vẫn là loại tài sản được ưa chuộng trong thời kỳ khủng hoảng. Lợi suất trái phiếu chính phủ 10 năm vẫn là chỉ số tham chiếu để định giá tất cả các loại chứng khoán khác. 

Giờ đây, khoản nợ công của Mỹ đã phình to sau cuộc chiến chống khủng bố, khủng hoảng tài chính và đại dịch Covid-19. Thời kỳ lãi suất thấp và việc Fed mua trái phiếu chính phủ đã phần nào giúp che đi sự căng thẳng đó. Chi phí lãi vay thời gian gần đây không cao hơn so với đầu những năm 1990. Song, Bộ Tài chính nước này gần lại phát hành thêm trái phiếu ngắn hạn và dài hạn. 

Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) thường xuyên cập nhật các dự báo về ngân sách dài hạn và cảnh báo nợ công của Mỹ do người dân gánh chịu sẽ vượt GDP trong năm tài khoá này. Lãi suất của khoản nợ đó sẽ bằng khoảng 3/4 khoản chi tiêu không thiết yếu và phi quốc phòng vào năm 2031. 

Dẫu vậy, theo WSJ, dự báo của CBO dường như quá lạc quan. Họ ước tính lãi suất phải trả cho các khoản nợ đó gần như không vượt quá 3% trong những năm tới dù trái phiếu ngắn hạn đang có lãi suất hơn 5%. 

screenshot-2023-08-15-at-08.54.40.png

Khoảng 3/4 trái phiếu Kho bạc Mỹ phải được đáo hạn trong vòng 5 năm. Giả sử, lãi suất chỉ tăng 1 điểm phần trăm so với dự báo của CBO và các con số khác giữ nguyên, thì nợ liên bang của Mỹ sẽ tăng thêm 3,5 nghìn tỷ USD vào năm 2033. Chỉ riêng khoản lãi hàng năm mà chính phủ phải trả sẽ là 2 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, thuế thu nhập cá nhân chỉ mang lại 2,5 nghìn tỷ USD trong năm nay.

Lãi gộp sẽ khiến tình hình tồi tệ hơn và tạo một vòng luẩn quẩn, khiến nhà đầu tư đã tháo chạy khỏi các thị trường như Argentina và Nga. Song, việc Mỹ sở hữu đồng tiền được dự trữ nhiều nhất trên thế giới sẽ giúp quốc gia này có vị thế tốt hơn nhiều, dù vẫn phải chịu hậu quả. 

WSJ cho biết, Mỹ cần tăng lãi suất đủ cao để thu hút nhiều nơi dự trữ đồng USD hơn có thể đạt hiệu quả trong một thời gian, nhưng sẽ ảnh hưởng đến TTCK và bất động sản. Hoặc Fed có thể can thiệp, mua đủ trái phiếu để hạ lãi suất, nhưng điều này sẽ khiến lạm phát tăng trở lại và giảm lợi suất thực của trái phiếu. 

Việc siết chặt tài khoá sẽ là điều khiến Washington gặp khó khăn, trong khi chi phí đi vay ở mức cao. Khả năng của chính phủ trong việc “giải cứu” các ngân hàng, hỗ trợ phân phối vắc-xin, tài trợ phát triển các công nghệ hiện đại sẽ bị hạn chế. Một nước Mỹ với “hầu bao” bị thắt chặt sẽ khiến nền kinh tế dễ biến động hơn, uy tín trên quốc tế bị giảm sút và các loại tài sản sẽ kém hấp dẫn hơn. 

Tham khảo WSJ 


(0) Bình luận
Hồi chuông cảnh báo đằng sau những loại tài sản được ca ngợi là an toàn nhất thế giới: Rủi ro ‘vây quanh’ nhưng nhà đầu tư vẫn đổ tiền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO