Hiện nếp tươi An Giang đang được thương lái thu mua ở mức 7.000 – 7.200 đòng/kg, giảm 400 đồng/kg; nếp Long An tươi 7.850 – 8.000 đồng/kg, giảm 50 đồng /kg; OM 5451 6.400 – 6.600 đồng/kg, giảm 20 đồng/kg.
Đài thơm 8 6.800 – 6.900 đồng/kg; nàng hoa 9 6.900 – 7.200 đồng/kg; OM 18 6.700 - 7.000 đồng/kg; nếp khô Long An 9.000 – 9.200 đồng/kg, nếp khô An Giang giá dao động 8.400 – 8.600 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 – 7.900 đồng/kg; lúa IR 504 ở mức 6.200 – 6.300 đồng/kg; nàng hoa 9 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm cũng không có biến động: gạo nguyên liệu ở mức 9.300 – 9.400 đồng/kg; gạo thành phẩm 10.100 – 10.200 đồng/kg.
Với mặt hàng phụ phẩm,giá chững lại và có xu hướng đi ngang: tấm duy trì ổn định ở mức 9.600 đồng/kg; cám khô ở mức 8.500 – 8.600 đồng/kg.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu chững lại và có xu hướng đi ngang sau phiên điều chỉnh tăng: giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm đang ở mức 448 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 433 USD/tấn.
Trong khi thị trường xuất khẩu gạo được các doanh nghiệp dự báo vẫn có nhiều điểm sáng, tại thị trường trong nước, ngành lúa gạo Việt Nam trong những năm gần đây đã có nhiều bước chuyển mình thay đổi để hướng tới sản xuất cánh đồng mẫu lớn, chuyên nghiệp.
Chất lượng gạo và giá dần tốt lên, thị trường theo đó cũng mở rộng hơn, đó là những tín hiệu tích cực mà thương hiệu gạo Việt làm được trong thời gian 2 - 3 năm qua.