Thị trường lúa gạo chững lại, thương lái chủ yếu dò giá

Lê Hà | 11:21 22/11/2022

Sáng 22/11, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh giá lúa gạo ổn định, mặt hàng gạo nguyên liệu tăng nhẹ. Thị trường giao dịch đầu tuần chậm lại.

Thị trường lúa gạo chững lại, thương lái chủ yếu dò giá
Ảnh minh họa

Hôm nay, nếp tươi Long An đang được thương lái thu mua tại ruộng ở mức 7.900 - 8.000 đồng/kg; OM 18 6.700 - 7.000 đồng/kg; Đài thơm 8 6.700 – 6.800 đồng/kg; lúa OM 5451 6.500 – 6.650 đồng/kg; nàng hoa 9 6.800 – 7.000 đồng/kg; nếp khô Long An 9.000 – 9.200 đồng/kg.

Hiện nếp khô An Giang giá dao động 8.400 – 8.600 đồng/kg; nếp tươi An Giang 7.200 – 7.300 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 – 7.900 đồng/kg; lúa IR 504 ở mức 6.200 – 6.300 đồng/kg; nàng hoa 9 6.600 – 6.800 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu điều chỉnh tăng sau chuỗi ngày đi ngang: gạo nguyên liệu ở mức 8.950 – 9.150 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg; giá gạo thành tiếp tục xu hướng đi ngang ở mức 9.500 – 9.700 đồng/kg.

Với mặt hàng phụ phẩm, giá chững lại sau phiên điều chỉnh giảm: tấm duy trì ở mức 9.400 đồng/kg; cám khô ở mức 8.500.

Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.

Hôm nay lượng gạo nguyên liệu về nhiều, các kho mua ổn định. Thị trường lúa đầu tuần chững lại, mặt bằng giá ổn định, tuy nhiên thương lái chủ yếu dò giá.

Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất duy trì ổn định so với hôm qua: giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm đang ở mức 428 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 408 USD/tấn (Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam).

Trong bối cảnh lạm phát và bất ổn về kinh tế, Việt Nam đang hướng tới mốc 7 triệu tấn gạo được xuất khẩu trong năm nay. Bên cạnh việc nâng cao năng suất, chất lượng, ngành lúa gạo Việt Nam đang đi theo hướng sạch, bền vững.

Về thị trường xuất khẩu, Trung Quốc vốn là thị trường lớn và tiềm năng của nông sản Việt cả trước đây lẫn hiện tại. Quốc gia đông nhất thế giới đang có nhiều thay đổi lớn về các yêu cầu nhập khẩu từ kiểm dịch thực vật, quy định đóng gói, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng,…

Hiện, có 22 doanh nghiệp Việt Nam đang được cấp phép xuất khẩu gạo vào Trung Quốc nhưng mỗi năm chỉ được xuất khẩu với hạn mức nhất định.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Thị trường lúa gạo chững lại, thương lái chủ yếu dò giá
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO