FED vừa có động thái lịch sử với lãi suất, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Linh Anh | 10:43 03/11/2022

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vừa tăng lãi suất 0,75% lần thứ 4 liên tiếp, điều chưa từng có trong lịch sử. Câu hỏi đặt ra là khi nào FED mới ngừng lại, vào tháng 12 hay đến khi lạm phát có dấu hiệu giảm xuống và chúng sẽ có tác động ra sao với nền kinh tế?

FED vừa có động thái lịch sử với lãi suất, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Trong cuộc họp báo chiều 2/11, Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết cơ quan này có thể làm chậm tốc độ tăng lãi suất ngay trong tháng tới. Việc làm chậm đà tăng có thể diễn ra ngay trong cuộc họp tới hoặc trong kỳ họp sau đó. Như vậy, việc tăng lãi suất 0,75% trong chu kỳ này nhiều khả năng sẽ chỉ có thể xảy ra tối đa là 1 lần nữa ở cuộc họp chính sách tháng 12 tới mà thôi.

Tuy nhiên, người đứng đầu Ngân hàng Trung ương của Mỹ cũng nhấn mạnh rằng: “Còn rất sớm để nghĩ tới việc tạm dừng tăng lãi”. Ông Powell cũng cho rằng lãi suất cuối kỳ có thể cao hơn mức 4,5 đến 4,75% mà cơ quan này đưa ra trong cuộc họp chính sách trước đó. FED coi lãi suất là công cụ chống lại lạm phát.

Một cuộc khảo sát do Wolters Kluwer Blue tiến hành cho thấy hầu hết các nhà kinh tế đều đồng quan điểm cho rằng động thái lịch sử của FED với lãi suất cùng với lạm phát vẫn luôn được duy trì ở mức kỷ lục 40 năm, nền kinh tế Mỹ nhiều khả năng sẽ rơi vào suy thoái trong năm tới.

Việc tăng lãi suất 0,75% lần thứ 4, dù đã được dự báo trước, nhưng vẫn sẽ làm xáo trộn nền kinh tế Mỹ, làm tăng lãi suất với thẻ tín dụng, các khoản vay mua nhà nói riêng và khoản vay khác nói chung. Lãi suất thế chấp cố định kỳ hạn 30 năm cũng đã tăng lên 7% so với mức 3,22% của đầu năm.

Trong khi đó, các hộ gia đình, đặc biệt là những người cao tuổi, cũng sẽ thu được lãi suất kiếm kiệm cao hơn sau nhiều năm chịu mức lãi suất thấp. Đây có lẽ là điểm sáng hiếm hoi có thể nhìn thấy từ đợt tăng lãi suất của FED.

Lạm phát có giảm vì FED tăng lãi suất?

Trong cuộc gọp cách đây 6 tuần, FED đã gợi ý rằng lạm phát có thể sẽ giảm bớt. Tăng trưởng việc làm hàng tháng của Mỹ đã giảm từ 537.000 trong tháng 7 xuống 263.000 trong tháng 9 dù đó vẫn là số khá vững chắc. Tiền lương và tiền công của khu vực từ nhân đã tăng 5,2% trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 so với cùng kỳ năm trước, vẫn ở mức cao lịch sử dù đã giảm so với mức 5,7% của quý trước.

Thước đo lạm phát được theo dõi rộng rãi nhất là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho thấy giá cả trong tháng 9 đã giảm 8,2% so với một năm trước đó, giảm từ mức cao nhất 4 thập kỷ là 9% trong tháng 6.

Tuy nhiên, những thành tích đõ đã bị lấn át bởi dấu hiệu cho thấy lạm phát chỉ có thể sẽ giảm từ từ. Thước đo yêu thích của FED, không bao gồm chi phí thực phẩm và năng lượng, đã tăng lên 5,1% trong tháng 9 từ mức 4,9% của tháng trước. Thậm chí, giá tiêu dùng nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng.

Số lượng việc làm đã tăng từ 10,3 triệu lên 10,7 triệu trong tháng 9 sau khi đạt kỷ lục vào mùa xuân và mùa hè. Điều đó một lần nữa có thể gây áp lực tăng lên tiền lương khi các nhà tuyển dụng phải đang cạnh tranh để có thể giành được một nhóm nhỏ lao động, vốn đang khá hạn chế so với trước dịch.

“Chúng tôi sẽ không tuyên bố chiến thắng cho tới khi chúng tôi thực sự có được bằng chứng thuyết phục, chứng minh lạm phát đang giảm”, ông Powell tuyên bố hồi tháng 6.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế lại có một cái nhìn khác. Họ cho rằng, ngay cả khi FED không tăng mạnh lãi suất, lạm phát cũng sẽ giảm xuống khi các nút thắt trong chuỗi cung ứng bị gỡ bỏ, dẫn tới việc hàng hóa giảm giá. Ngoài ra, đồng USD mạnh làm giảm chi phí nhập khẩu trong khi các nhà bán lẻ sẽ phải giảm giá để xả hàng tồn kho.

Dẫu vậy, ông Powell nhiều lần nói rằng điều quan trọng là FED tăng lãi suất để làm giảm kỳ vọng lạm phát của người tiêu dùng.

FED sẽ tăng lãi suất đến đâu?

Các thị trường tương lai đang cho thấy các nhà đầu tư tin rằng FED sẽ tăng thêm lãi suất 0,75% trong tháng tới và 0,5% vào đầu năm sau trước khi FED tạm dừng chiến dịch tăng lãi suất của mình. Điều đó sẽ đưa lãi suất chủ chốt lên trong khoảng từ 5 tới 5,25%.

Chuyên gia kinh tế Bob Schwartz của Oxford Economics nhận định: “Lãi suất trên 5% chắc chắn sẽ gây ra suy thoái kinh tế. Nhiều khả năng FED sẽ phải giảm lãi suất vào tháng 9 tới để hỗ trợ nền kinh tế đang suy thoái”.

Lãi suất thế chấp hiện tại là bao nhiêu?

Cùng với việc FED tăng mạnh lãi suất, lãi suất thế châp hiện tại đã lên tới 7% - lần đầu tiên trong 2 thập kỷ. Điều này khiến nhiều người phân vân có nên mua nhà trong tình cảnh hiện nay hay không.

Nadia Evangelou, chuyên gia kinh tế cấp cao kiêm Giám đốc dự báo của Hiệp hội Môi giới Bất động sản Quốc gia của Mỹ, cho biết: ‘Không ai lường trước điều này lại đang xảy ra. Chúng tôi nghĩ lãi suất thế chấp chỉ có thể tăng lên 5% thôi chứ không phải 7% như thế này”.

Trong khi đó, Bankrate.com cho biết khoản thế chấp lãi suất cố định trong 30 năm hiện đang là 7,22%. Khoản lãi suất thế chấp cố định kỳ hạn 15 năm hiện là 6,74%.

Với việc FED liên tiếp tăng lãi suất, thị trường bất động sản sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng khi lãi suất cao hơn trong vài tháng và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm tới. Nó khiến thị trường nhà ở tăng trưởng chậm lại bởi chính sự nhạy cảm của nó với lãi suất.

Tham khảo: USA Today

Bài liên quan

(0) Bình luận
FED vừa có động thái lịch sử với lãi suất, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO