Dự án đường sắt 4 tỷ USD hiện đại nhất châu Phi do Trung Quốc thực hiện vừa hoạt động đã gặp sự cố, cuối cùng các doanh nghiệp lại được cảm ơn và giao thêm dự án mới

Minh Tiến | 17:00 02/10/2024

Một nước châu Phi được Trung Quốc hỗ trợ xây tuyến đường sắt hiện đại nhất khu vực.

Dự án đường sắt 4 tỷ USD hiện đại nhất châu Phi do Trung Quốc thực hiện vừa hoạt động đã gặp sự cố, cuối cùng các doanh nghiệp lại được cảm ơn và giao thêm dự án mới

Theo trang Global Infrastructure Hub, dự án hiện đại hóa Đường sắt Addis Ababa–Djibouti có tổng vốn đầu tư khoảng 4 tỷ USD là tuyến đường sắt điện khí hóa xuyên biên giới đầu tiên và hiện đại nhất Châu Phi.

Tuyến đường sắt này là tuyến đường ray đơn khổ tiêu chuẩn dài 753 km được điện khí hóa giữa thủ đô Addis Ababa của Ethiopia và Cảng Djibouti, với tổng cộng 45 nhà ga. Tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn mới chạy song song và thay thế tuyến đường sắt khổ 1 m đã bị bỏ hoang, được xây dựng cách đây hơn 100 năm.

Là một quốc gia không giáp biển, tuyến đường này đóng vai trò là hành lang vận tải chính của Ethiopia đến cửa ngõ Cảng Djibouti, nơi xử lý hơn 90% hoạt động thương mại quốc tế của Ethiopia. Tuyến đường chạy từ Addis Ababa/Sebeta qua hai thành phố lớn của Ethiopia là Adama và Dire Dawa và nối các khu công nghiệp và cảng cạn.

Dự án được xây dựng bởi các công ty nhà nước Trung Quốc là Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC) và Tổng công ty xây dựng dân dụng Trung Quốc CCECC, những công ty này đang vận hành tuyến đường sắt trong thời gian sáu năm sau khi hoàn thành xây dựng.

Tuyến đường được mở để vận chuyển hàng hóa vào tháng 10/2015 và chính thức khánh thành để phục vụ hành khách vào tháng 10/2016. Tuyến đường chính thức đi vào hoạt động thương mại kể từ ngày 1/1/ 2018. Tại lễ khánh thành, Trung Quốc cũng ký thêm nhiều thỏa thuận khác trị giá 100 triệu USD để xây dựng cơ sở hạ tầng cho Ethiopia.

Dự án là một phần của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc và là tuyến đường sắt đầu tiên ở nước ngoài do các doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng, áp dụng hoàn toàn các tiêu chuẩn quốc tế (đường ray khổ 1.435 mm và điện khí hóa ở mức 25 kV) và thiết bị của Trung Quốc (CSR Zhuzhou cho toa xe).

Theo The Guardian, khi tuyến đường sắt này mới đi vào hoạt động chở hàng nằm 2015, các kỹ sư và nhân viên bảo trì người Ethiopia chưa có nhiều kinh nghiệm vận hành hệ thống đường sắt hiện đại, dẫn đến một số lỗi trong việc bảo trì và quản lý các đoàn tàu. Theo đó, các vấn đề về bảo trì và vận hành đã gây ra một số trục trặc nhỏ trong các chuyến tàu, làm gián đoạn tạm thời một số chuyến hàng.

Sau đó, Trung Quốc đã tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu cho các nhân viên người Ethiopia để nâng cao khả năng vận hành và bảo trì. Đồng thời, một số chuyên gia kỹ thuật Trung Quốc cũng ở lại Ethiopia trong một thời gian để hỗ trợ trực tiếp việc vận hành. Ethiopia đã đánh giá cao về sự hợp tác và hỗ trợ từ phía Trung Quốc.

Là động lực quan trọng cho sự phát triển của địa phương, các doanh nghiệp Trung Quốc đã đào tạo hơn 20.000 nhân viên địa phương trong quá trình xây dựng và vận hành tuyến đường sắt này.

Về công nghệ xây dựng đường sắt, Trung Quốc đã sử dụng máy móc tự động có thể thực hiện hầu hết các công việc nặng nhọc, giảm đáng kể sự phụ thuộc vào lao động con người trong các dự án đường sắt.

Quá trình xây dựng đường sắt vốn đòi hỏi các công việc phức tạp như đào đắp, san nền, đặt đường ray, xây cầu và hầm, cùng với việc lắp đặt hệ thống tín hiệu và thông tin liên lạc. Những công việc này thường tốn kém và yêu cầu nhiều sức lao động, cũng như kỹ năng chuyên môn cao. Tuy nhiên, với sự tham gia của robot và công nghệ tiên tiến, phần lớn khối lượng lao động thủ công đã được tự động hóa.

Để đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro trong thi công, Trung Quốc đã áp dụng công nghệ tự động hóa xây dựng, bao gồm nền tảng quản lý dữ liệu số và hệ thống thông minh để lưu trữ, lắp ráp, vận chuyển và xây dựng các cấu trúc.

Cảm biến tự động sẽ thu thập dữ liệu theo thời gian thực từ công trường, truyền về kho thông minh, nơi các hệ thống tự động định vị và gửi vật liệu đến nhà máy thông minh để lắp ráp thành các bộ phận như cột, cánh tay, và móc treo. Các thành phần hoàn thiện sẽ được vận chuyển tới công trường bằng xe tự hành, sau đó cánh tay robot được trang bị cảm biến và camera sẽ điều chỉnh, nâng và đặt chúng vào đúng vị trí.

Kỹ sư điều khiển robot sử dụng thuật toán nhận dạng hình ảnh để tối ưu hóa đường đi chính xác từng milimet trong quá trình thi công. Nhờ trí tuệ nhân tạo, robot có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tự động di chuyển giữa các máy trạm và hoàn thành các nhiệm vụ như siết chặt vít với lực chính xác trước khi quay trở về điểm xuất phát để chờ lệnh tiếp theo.


(0) Bình luận
Dự án đường sắt 4 tỷ USD hiện đại nhất châu Phi do Trung Quốc thực hiện vừa hoạt động đã gặp sự cố, cuối cùng các doanh nghiệp lại được cảm ơn và giao thêm dự án mới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO