Doanh nhân gửi tiết kiệm 17 tỷ đồng, 1 năm sau mới phát hiện "sổ tiết kiệm là giả": ngân hàng từ chối chịu trách nhiệm, tòa án phán quyết ngỡ ngàng

Lưu Ly | 15:16 31/07/2024

Ngày gửi tiền tiết kiệm, doanh nhân đã rất cẩn thận kiểm tra các bước thủ tục, nhưng vẫn bị nhân viên ngân hàng qua mặt.

Doanh nhân gửi tiết kiệm 17 tỷ đồng, 1 năm sau mới phát hiện "sổ tiết kiệm là giả": ngân hàng từ chối chịu trách nhiệm, tòa án phán quyết ngỡ ngàng

Rắc rối không ngờ ở ngân hàng

1 năm trước, anh Giang, 1 doanh nhân ở Trung Quốc đem 5 triệu NDT (tương đương 17 tỷ đồng) đến ngân hàng gần nhà gửi tiết kiệm. Đây là số tiền anh đã tích cóp trong nhiều năm đi làm, cộng với khoản chuyển nhượng công ty anh vừa kiếm được. 

Số tiền lớn, anh Giang vô cùng thận trọng. Nhân viên ngân hàng họ Trần rất nhiệt tình hỗ trợ anh làm thủ tục gửi tiết kiệm. Cậu ta còn tư vấn cho anh Giang những gói gửi tiết kiệm dài hạn ưu đãi, lãi suất cao. Nhưng anh từ chối, chỉ lựa chọn gói tiết kiệm cơ bản, thời hạn 1 năm vì có kế hoạch mua nhà trong 1 năm tới. 

Một năm sau, đúng kỳ hạn của sổ tiết kiệm, anh Giang tới ngân hàng làm thủ tục rút tiền để mua nhà. Anh vô cùng hào hứng, nghĩ tới số tiền lớn đã sinh lời. Nhưng khi đến nơi, nhân viên ngân hàng nhìn thấy tờ giấy biên lai liền biến sắc, nói rằng đây là biên lai giả.

Anh Giang nghe được câu nói này liền thẫn thờ. Anh nhớ rõ, 5 triệu NDT (tương đương với 17 tỷ VND) này là số tiền vất vả bao năm anh mới kiếm được, sao mà nó lại là giả được?

Nhân viên ngân hàng cho biết, lúc trước, người mà anh giúp anh làm thủ tục gửi tiền đã làm giả biên lai để trộm tiền khách hàng hiện tại đã bị bắt. Thấy vậy, anh càng sốt ruột hơn. Vốn dĩ số tiền này anh định để dành mua một căn nhà lớn hơn cho gia đình, lo cho tương lai của các con. 

Lúc làm thủ tục gửi tiền, anh đọc rất kỹ các điều lệ trong hợp đồng, gửi 5 triệu NDT (tương đương với 17 tỷ VND), lợi nhuận và hạn mức đều chính xác, không có gì làm anh phải nghi ngờ. Với lại rằng ngân hàng này khá uy tín, anh rất yên tâm tin cậy.

Vì việc này, không ít lần anh phải ra ngân hàng để làm việc, nhưng ngân hàng nhất quyết cho rằng đây là lỗi thuộc về nhân viên nên ngân hàng không chịu trách nhiệm. Anh Giang nghĩ điều này không công bằng, không thể nói tiền của anh không còn là không còn. Vì không giải quyết được vấn đề, anh quyết định kiện ngân hàng ra tòa.

Tòa phán quyết

Căn cứ vào “Luật hợp đồng của nhà nước nhân dân Trung Hoa” quy định: Hợp đồng gửi tiền tiết kiệm giữa ngân hàng và khách hàng là sự đồng ý giữa hai bên. Ngân hàng có nghĩa vụ dựa theo hợp đồng để trả cho khách hàng tiền gốc lẫn lãi. Nếu như ngân hàng không thực thi nghĩa vụ trong hợp đồng, khách hàng có quyền yêu cầu ngân hàng chịu trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Theo "Luật Ngân hàng Thương mại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa": Ngân hàng có trách nhiệm bảo đảm tiền của khách hàng an toàn, bảo đảm tính chính xác và tính hợp pháp. Nếu như quản lý nội bộ của ngân hàng có “gian”, khiến cho quyền lợi của khách hàng bị thiệt thòi, ngân hàng phải có trách nhiệm bồi thường tương ứng.

Đầu tiên, toà án kiểm định tờ biên lai gửi tiền của anh Giang. Thông qua kiểm định chuyên nghiệp phát hiện chữ ký trên biên lai và in ấn so với biên lai thật của ngân hàng không giống nhau. Sau đó, tòa án tiếp tục kiểm tra phát hiện, khi anh Giang gửi tiền nội bộ ngân hàng có quay lại video quá trình.

Tòa án phán quyết: Trong lúc giao dịch, ngân hàng chưa hoàn thành nhiệm vụ, dẫn đến anh Giang bị thiệt hại một khoảng tiền lớn. Vì vậy, tòa phán quyết, ngân hàng phải trả cho anh Giang 5 triệu NDT (tương đương với 17 tỷ VND) và 151000 NDT (tương đương với 527 triệu VND) tiền lãi. Đồng thời bồi thường thiệt hại chi phí liên quan đến vụ kiện.

Câu chuyện của anh Giang nhắc nhở chúng ta rằng trong các giao dịch ngân hàng, phải luôn cảnh giác để đảm bảo tính xác thực và hợp pháp. Đồng thời, bên ngân hàng cần tăng cường quản lý nội bộ để đảm bảo an toàn cho tiền cho khách hàng trong quá trình gửi tiền.


(0) Bình luận
Doanh nhân gửi tiết kiệm 17 tỷ đồng, 1 năm sau mới phát hiện "sổ tiết kiệm là giả": ngân hàng từ chối chịu trách nhiệm, tòa án phán quyết ngỡ ngàng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO