Giá dầu giảm xuống gần mức thấp nhất trong năm nay khi các cuộc biểu tình trên đường phố phản đối các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt do COVID-19 ở Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, làm dấy lên lo ngại về triển vọng nhu cầu nhiên liệu.
Cả hai loại dầu đã chạm mức thấp nhất trong 10 tháng vào tuần trước, đã có ba lần giảm hàng tuần liên tiếp.
Tại Trung Quốc, các thương nhân hiện đang lo lắng về tình trạng dư cung nếu Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục nhập khẩu một lượng lớn dầu giảm giá của Nga.
Việc chào bán dầu thô Angola và các nước Tây Phi khác tới Trung Quốc là thước đo nhu cầu dầu thô thực tế từ quốc gia này. Unipec của Trung Quốc, một nhà kinh doanh dầu mỏ lớn trên thế giới, đã rao bán một số lô hàng dầu thô dự kiến giao vào tháng 12 trong khi le lói về sự sụt giảm lãi suất.
Phía Nam châu Âu đang cố gắng tận dụng cuộc khủng hoảng năng lượng thành cơ hội chào đón một số lượng lớn du khách mới.
Bộ trưởng du lịch Hy Lạp vào tháng 9 đã đến thăm Áo và các nước Bắc Âu, chẳng hạn như Thụy Điển, nhằm “biến cuộc khủng hoảng năng lượng lớn đang gây khó khăn cho châu Âu thành một cơ hội”.
Sắp tới, có 2 sự kiện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường dầu thô.
Vào ngày 4/12, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác bao gồm Nga, được gọi là OPEC+, sẽ họp. Vào tháng 10, OPEC+ đã đồng ý giảm mục tiêu sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày cho đến năm 2023.
Trong khi đó, các nhà ngoại giao của Nhóm G7 và Liên minh châu Âu đang thảo luận về mức giá trần đối với dầu của Nga. Giá trần sẽ có hiệu lực vào ngày 5/12, khi lệnh cấm của EU đối với dầu thô của Nga cũng có hiệu lực.
Trên thị trường nội địa, giá bán lẻ xăng dầu hôm nay được áp dụng theo phiên điều chỉnh ngày 21/11 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Công Thương.
Sau khi điều chỉnh, giá xăng E5 RON 92 giao dịch ở mức 22.670 đồng/lít; xăng RON 95 là 23.780 đồng/lít. Đối với các loại dầu, dầu hỏa mua bán ở mức 24.640 đồng/lít; dầu diesel là 24.800 đồng/lít; dầu mazut 14.780 đồng/kg.