Dầu duy trì đà tăng giá ấn tượng

Lê Hà | 13:28 25/08/2022

Chốt phiên 24/8, giá dầu WTI giao dịch ở mức 94,89 USD/thùng còn giá dầu Brent là 101,22 USD/thùng.

Dầu duy trì đà tăng giá ấn tượng
Giá dầu thế giới nhận được động lực đi lên.

Giá dầu tăng trong phiên này được cho là do lo ngại Mỹ sẽ không xem xét việc tiếp tục nhượng bộ Iran trong phản ứng trước bản dự thảo cuối cùng cho việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Iran và khả năng xuất khẩu dầu thô của thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) này.

Giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ giao tháng 10/2022 tăng 1,15 USD (1,2%) lên mức 94,89 USD/thùng tại New York.

Giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn tăng 1 USD (1%) đến mức 101,22 94,89 USD/thùng tại London.

Dầu thô phần nào chịu áp lực sau báo cáo tối qua của Cơ quan Năng lượng Mỹ EIA cho thấy mặc dù tồn kho dầu thô giảm mạnh 3,3 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 19/08, tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu đến từ lượng xuất khẩu vững mạnh, do các khách hàng châu Âu đang ráo riết bổ sung các nguồn năng lượng.

Số liệu về tiêu thụ nhiên liệu thực tế tại Mỹ giảm mạnh 1,9 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó nhu cầu tiêu thụ xăng giảm đến 0,9 triệu thùng/ngày bất chấp giá xăng tại Mỹ đã giảm gần 11% so với tháng trước.

Bên cạnh đó, thông tin Nga tăng sản lượng dầu và khí ngưng tụ trong tháng 7, từ mức 10,7 triệu thùng/ngày lên 10,76 triệu thùng/ngày cũng gây áp lực cho giá dầu.

Bất chấp hiện tượng “tự tẩy chay”, tức là các tập đoàn năng lượng lớn tại châu Âu tự giảm các đơn hàng từ Nga ngay cả trước khi lệnh cấm vận nhập khẩu của EU đi vào hiện thực cuối năm nay, ngành dầu khí của Nga vẫn chưa cho thấy sự suy yếu đáng kể nào.

Ngày hôm qua, phía Mỹ đã chính thức đưa ra phản hồi về dự thảo hạt nhân và gửi đến Iran.

Nếu các bên đạt được thỏa thuận chung, Iran sẽ được gỡ bỏ các lệnh cấm vận xuất khẩu dầu và quay trở lại với thị trường dầu quốc tế.

Đồng thời, nước này cũng sẽ có cơ hội tiếp cận lại với các công nghệ, thiết bị dầu của phương Tây và các khoản đầu tư tiềm tàng để nhằm khôi phục lại ngành dầu khí, sau nhiều năm chịu ảnh hưởng của việc thiếu hụt đầu tư.

Tuy vậy, việc Iran chưa đưa ra bất cứ phát biểu chính thức nào về số phận của thỏa thuận, khiến cho các nhà đầu tư kỳ vọng rằng một thỏa thuận mới vẫn chưa thể nhanh chóng hoàn thành.

Hơn thế nữa, khả năng OPEC+ tiếp tục can thiệp thị trường trong trường hợp Iran quay lại xuất khẩu, thông qua hình thức cắt giảm sản lượng trong các cuộc họp tháng, cũng hỗ trợ đà tăng trong nửa cuối phiên.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Dầu duy trì đà tăng giá ấn tượng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO