Công nghệ đường sắt của Nhật Bản

Minh Tiến | 17:39 05/05/2025

Dự án đường sắt cao tốc dài 380km khó khởi công vì bị rút tài trợ chi phí.

Công nghệ đường sắt của Nhật Bản

Cuối năm 2023, Tập đoàn Đường sắt chở khách quốc gia Mỹ (Amtrak) bất ngờ phát động chiến dịch làm sống lại dự án đường sắt cao tốc Texas Central.

Theo Reuter, năm 2024, Mỹ đang tìm cách khôi phục dự án đường sắt cao tốc kết nối 2 thành phố Dallas và Houston ở bang Texas. Dự án đường sắt cao tốc tại Texas dự kiến có chi phí khoảng 25 - 30 tỷ USD và dài 380 km, dự kiến được xây và vận hành bởi Công ty Texas Central Partners và Amtrak. Tuyến tàu cao tốc này sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa 2 thành phố xuống còn 90 phút, so với 3 tiếng rưỡi bằng ô tô

Thực tế, Mỹ dự kiến chọn công nghệ tàu cao tốc Shinkansen của Nhật Bản thay vì công nghệ tàu cao tốc hiện đại của Trung Quốc hay Đức hoặc Pháp. Theo đại diện Amtrak, hệ thống đường sắt Texas Central lấy cảm hứng từ đoàn tàu ‘hình viên đạn’ Shinkansen N700S Series mới nâng cấp của Nhật Bản, thiết kế ra mắt lần đầu năm 2020.

Tờ Building (Anh) cho biết, đường sắt cao tốc của Trung Quốc có giá trung bình chỉ từ 17-21 triệu USD/km, thấp hơn nhiều so với mức 25-39 triệu USD/km tại châu Âu. Và ResearchGate cho biết, đường sắt cao tốc của Nhật Bản có mức chi phí giao động 21-35 triệu USD/km.

Công nghệ HSR (Shinkansen) rất nổi tiếng trên toàn thế giới. Hệ thống tàu cao tốc của Nhật Bản được kết hợp bởi phần cứng và hệ thống phần mềm, bao gồm đường ray xe lửa tốc độ cao được thiết kế đặc biệt, hệ thống điều khiển tàu tự động (ATC) và quản lý lịch trình tàu tự động, để đảm bảo tàu chạy đúng giờ.

Sự kết hợp cẩn thận giữa phần cứng và phần mềm cho phép thiết bị này - kết hợp với các kỹ năng kỹ thuật tinh xảo của người vận hành - kiểm soát tàu đến từng giây và đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy trong quá trình vận hành. Do đó, hệ thống này giúp tàu có thể chạy với khoảng cách rất hẹp, không bị chậm trễ theo lịch trình, trung bình thời gian chạy tàu chưa đến một phút.

Công nghệ HSR (Shinkansen) của Nhật Bản có tỷ lệ an toàn tuyệt đối nhờ đường ray Shinkansen được xây dựng chuyên dụng cho tàu tốc độ cao. Cùng với đó, một hệ thống điều khiển tàu tự động - gọi tắt là ATC - được thiết kế tối ưu nhằm căn chỉnh tốc độ của tàu nhằm duy trì khoảng cách an toàn với tàu phía trước, đồng thời cảnh báo sớm các địa chấn.

Ngoài ra, sự phát triển của Shinkansen có sự đổi mới không ngừng về công nghệ, điển hình nhất là sự thay đổi thiết kế bên ngoài. Việc thay đổi hình dạng thân tàu giúp giảm sức cản của không khí, còn có các vấn đề khác như giảm áp suất khí quyển trong các đoạn đường hầm, biện pháp khắc chế sự rung lắc của phần đuôi, môi trường điều khiển của nhân viên lái tàu phải có được sự đảm bảo về tầm nhìn bao quát…, do đó hình dáng đặc trưng “mũi dài” của Shinkansen được hình thành.

Tuy nhiên, mới đây, vào tháng 4/2025, theo U.S. Department of Transportation, Bộ Giao thông Vận tải Mỹ cho biết đã rút lại khoản tài trợ dành cho dự án đường sắt cao tốc tại bang Texas. Việc chi phí đội lên quá cao đã khiến các nhà hoạch định chính sách đánh giá dự án là “thiếu thực tế”, khiến tương lai dự án trở nên bất định.

Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải Mỹ cho biết đã chấm dứt khoản tài trợ trị giá 63,9 triệu USD từng cấp cho Amtrak để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc kết nối hai thành phố Houston và Dallas này.

Uớc tính chi phí cho dự án đã tăng vọt lên hơn 40 tỷ USD, khiến đây trở thành một khoản đầu tư đầy rủi ro đối với ngân sách của người dân Mỹ. Dự án từng được cho là sẽ sử dụng hệ thống giống như tuyến tàu siêu tốc Tokaido Shinkansen của công ty đường sắt JR Tokai. Quyết định này làm hy vọng công nghệ tàu Shinkansen của Nhật Bản được đưa vào sử dụng tại đường sắt cao tốc của Mỹ biến mất. Theo đó, dự án đường sắt cao tốc tại Texas chưa có thời gian tiếp tục triển khai.


(0) Bình luận
Công nghệ đường sắt của Nhật Bản
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO