Cổ phiếu bất động sản ra sao sau cuộc “giải cứu” chóng vánh?

Thu Thủy | 11:28 11/12/2022

Cuộc "giải cứu" chóng vánh cổ phiếu bất động sản phần nào đã kích hoạt dòng tiền bắt đáy, giải cứu thanh khoản cho nhóm cổ phiếu bất động sản. Tuy nhiên, không phải cuộc "giải cứu" nào cũng đúng như kỳ vọng.

Cổ phiếu bất động sản ra sao sau cuộc “giải cứu” chóng vánh?
Thị trường cổ phiếu bất động sản chia thành 2 thái cực sau cuộc "giải cứu" chóng vánh.

Theo đó, tình hình chung hiện tại của nhóm cổ phiếu bất động sản, tiếp tục chịu áp lực nặng nề từ bên bán. Nổi bật mã NVL liên tục có 5 phiên giảm sàn trong tuần qua. Cùng với đó, nhiều cổ phiếu khác như PDR, VHM , VIC,... cũng bị rớt giá.

Đỉnh điểm giữa tháng 11, thị trường chứng khoán tạo đáy của năm, khi chỉ số VN-Index trượt xuống mốc 911 điểm, cùng với chuỗi ngày “nằm sàn” liên tục của hàng loạt cổ phiếu tên tuổi trong nhóm bất động sản, điền hình nhất là NVL và PDR.

Cuộc “giải cứu” chỉ giúp mã cổ phiếu NVL tăng kịch trần ngày 29 và 30/11, cùng với thanh khoản đột biến đã giúp cổ phiếu NVL của Tập đoàn Đầu tư Địa ốc NoVa sớm được giải cứu khi cầu bắt đáy đã xuất hiện sau 17 phiên giảm sàn liên tiếp.

2(2).png

Sau vài phiên được “giải cứu”, những phiên gần đây chỉ số NVL lại rơi về cảnh “nhốt” sàn.

Tuy nhiên, cuộc “giải cứu” đã không thành công như kỳ vọng, thị giá thu hẹp đà giảm rồi quay trở lại giảm sàn liên tục trong năm phiên gần đây. Dưới lực bán mạnh, NVL tiếp tục trong tình trạng “trắng bên mua”.

Chỉ từ đầu tháng 11 đến nay, cổ phiếu này đã mất hơn 76% thị giá, từ tham chiếu 70.000 đồng/CP hiện chỉ còn 16.650 đồng/CP, tương ứng vốn hóa “bốc hơi” hơn 100.000 tỷ đồng. Nếu so với đỉnh đạt được cuối tháng 6/2021, con số này thậm chí còn lên đến gần 145.000 tỷ đồng.

Tương tự mã cổ phiếu NVL, mã cổ phiếu HPX của Công ty CP Đầu tư Hải Phát cũng rơi vào tình cảnh tương tự khi đã giảm 6 phiên gần nhất trong đó có 5 phiên giảm sàn. Trước đó, HPX cũng lao dốc với 13 phiên nằm sàn trắng thanh khoản từ 11/11 đến 29/11. Sau đó, cuộc "giải cứu" chỉ giúp HPX giữa được đà tăng kịch trần trong 2 phiên liên tiếp rồi nhanh chóng trở lại đà giảm trong những phiên gần đây.

screenshot-620-.png
Đà "giải cứu" chỉ giúp HPX giữ được 2 phiên tăng kịch trần, rồi nhanh chóng trở lại đà giảm.

Hiện thị giá HPX còn 6.990 đồng/CP, tính từ đầu tháng 11 đến nay, cổ phiếu này đã mất gần 73% thị giá, và liên tục bị giải trình với Ủy ban Chứng Khoán Nhà nước.

Trái ngược, với 2 mã cổ phiếu NVL và HPX. Mã cổ phiếu PDR của Công ty CP Phát triển BĐS Phát Đạt (Phát Đạt; HoSE: PDR) sau lệnh “giải cứu”, tình trạng bán giải chấp cổ phiếu của lãnh đạo cũng thường xuyên diễn ra. Từ ngày 22/11 đến 2/12, có 10 công ty chứng khoán đã bán giải chấp cổ phiếu PDR của Chủ tịch HĐQT Phát Đạt - Nguyễn Văn Đạt.

screenshot-618-(1).png
Mã cổ phiếu PDR có đà tăng ấn tượng sau khi được "giải cứu".

Tỷ lệ sở hữu của ông Nguyễn Văn Đạt tại PDR giảm từ 48,99% xuống còn 43,48%. Ông Đạt vẫn là cổ đông lớn nhất tại Phát Đạt. Cùng thời điểm, Công ty TNHH Phát Đạt Holding cũng bị bán giải chấp 6 triệu cổ phiếu cổ phiếu PDR để giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 10,07% vốn.

Dù vậy, PDR đã có 7/10 phiên giao dịch gần nhất tăng điểm, trong đó có đến 7 phiên tăng điểm liên tiếp và có chuỗi 5 phiên tăng kịch trần. Kết phiên giao dịch ngày 9/12, mã PDR giảm nhẹ về mức giá 16.500 đồng/CP. 

Tình hình chung cổ phiếu bất động sản cũng không mấy khả quan. Sau quãng thời gian ngắn hút dòng tiền nhờ thông tin tịch cực chung của thị trường. Trong 5 phiên giao dịch gần nhất, nhiều mã cổ phiếu nhóm bất động sản bắt đầu quay lại đà giảm như NRC, AGG, BCM, HDC, D2D. Các mã cổ phiếu DXG, KDH, NLG, … và 2 mã cổ phiếu lớn họ Vingroup là VIC và VHM tiếp tục ở thế giằng co, các phiên tăng/giảm đan xen.

Đi ngược với thị trường, 3 mã cổ phiếu ITA, KBC, L14 tăng liên tục trong thời gian qua. Khi ITA đã có phiên tăng giá 8/10 phiên giao dịch gần nhất, trong đó có đến 7 phiên tăng kịch trần. Tương tự mà mã cổ phiếu L14, khi mã cổ phiếu này cũng có cùng chỉ số tăng giá 8/10 phiền gần nhất và có 7 phiên tăng  kịch trần. Mã cổ phiếu KBC cũng có 8/10 phiên giao dịch gần nhất tăng điểm, nhưng chỉ có 2 phiên tăng giá kịch trần.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Cổ phiếu bất động sản ra sao sau cuộc “giải cứu” chóng vánh?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO