Chứng khoán tuần qua: Thanh khoản thấp kỷ lục, phiên cuối tuần “bốc hơi” 8 tỷ USD

Thu Thủy | 12:44 23/10/2022

Chứng khoán tuần qua chứng kiến mức thanh khoản thấp kỷ lục, đặc biệt là 2 ngày giữa tuần. Với đà tâm lý chán nản và nhiều tin tức tiêu cực khiến thị trường phiên giao dịch cuối tuần ngập tràn sắc đỏ và xanh lơ của giảm kịch sàn. Đây cũng là phiên giảm điểm mạnh nhất trong hơn nửa tháng qua và là phiên thứ 3 liên tiếp giảm điểm khiến cho vốn hóa thị trường “bốc hơi” 8 tỷ USD.

Chứng khoán tuần qua: Thanh khoản thấp kỷ lục, phiên cuối tuần “bốc hơi” 8 tỷ USD
Thị trường chứng khoán tuần qua có đến 4/5 phiên giao dịch ảm đạm, dòng tiền hạ xuống thấp.

Tâm lý bi quan và sức ép từ bên bán tăng cao, phiên cuối tuần, VN-Index giảm mạnh 38,63 điểm xuống mức 1.019,82 điểm, tổng cả tuần chỉ số sàn này giảm 3,96% tương ứng 42,03 điểm. Chỉ số HNX-Index chốt phiên giảm 8,47 điểm xuống mức 217,41 điểm, tổng cả tuần giảm đến 4,6%, giảm 10,48 điểm.

Về thanh khoản thị trường qua 5 phiên giao dịch biến động đầy bất ngờ, khi hai phiên ngày 19 và 20/10 thanh khoản xuống ngưỡng cực thấp trong vòng 2 năm qua quanh mức chỉ quanh mức 10 nghìn tỷ đồng. Khối lượng khớp lệnh trung bình trên sàn HoSE đạt hơn 448 triệu cổ phiếu/phiên, giảm 12,57% so với tuần trước. Sàn HNX, chỉ đạt trung bình hơn 51 triệu cổ phiếu/phiên giảm 9,55%.

2.png

Giá trị giao dịch trên HoSE trong tuần qua khá thấp chỉ đạt trung bình hơn 10 nghìn tỷ trên phiên.

VN-Index khởi đầu tuần giảm gần 11 điểm và phiên kế tiếp tăng hơn 12 điểm, hai phiên tiếp theo tâm lí thận trọng của nhà đầu tư khiến thị trường chứng khoán chỉ biến động nhẹ dưới tham chiếu. Khối lượng giao dịch từ những phiên đầu tuần cũng nằm ở mức thấp. Tiêu cực trở lại trong phiên giao dịch cuối tuần, với sắc đỏ tương đối ảm đạm khi sụt giảm mạnh hơn 38 điểm, hầu hết các ông lớn vốn hóa lớn của thị trường đều giao dịch dưới tham chiếu, thậm chí nhiều mã cổ phiếu còn bị giảm sàn.

3.png

Thanh khoản của HNX cũng không mấy khả quan khi giá trị trung bình trên tuần chưa đến 1 nghìn tỷ trên phiên.

Tác động tiêu cực nhất đến chỉ số VN-Index đa số rơi vào các mã Large Cap như: VHM, HPG, VIC, TCB và MWG,… Chỉ riêng VHM đã lấy đi hơn 4 điểm của chỉ số này trong tuần qua.

Ngược lại, dù mức độ đóng góp không lớn nhưng được cho là tích cực nhất đến VN-Index từ các mã như VNM, SAB, DHG hay REE, điển hình như VNM góp gần 2 điểm cho chỉ số.

Trong các nhóm ngành, nhóm chứng khoán là một trong những ngành giao dịch ảm đạm nhất, hầu hết các trụ lực chính của nhóm như SSI, VND, HCM và VCI đều giảm trên 8% ở phiên cuối tuần.

Xét trên cả tuần, nhóm ngành vật liệu xây dựng có tuần giao dịch tiêu cực khi các cổ phiếu đầu ngành théo như HPG, HSG, NKG, POM đều sụt giảm mạnh. Theo dữ liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam, sản xuất thép thành phẩm của nước ta trong tháng 9 tăng 23,41% đạt 2.446 triệu tấn thép, so với tháng 8, và so với cùng kỳ 2021 tăng 1,7%.

4.png

Giao dịch của khối ngoại trong tuần qua trên HoSE nghiêng về bên bán.

Mặt khác, giá các nguyên liệu đầu vào như quặng sắt, than mỡ luyện cốc hay thép phế liệu nhập khẩu duy trì ở mức thấp đã phần nào làm giảm bớt áp lực về chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ vẫn đang là thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất thép.

Về khối nhà đầu tư nước ngoài tuần qua nghiêng về bên bán nhiều hơn chiều mua. Tổng trên cả tuần nhà đầu tư nước ngoài bán ròng gần 16 tỷ đồng trên cả hai sàn HoSE và HNX. Cụ thể, trên HoSE bán ròng gần 166 tỷ đồng và HNX mua ròng hơn 150 tỷ đồng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Chứng khoán tuần qua: Thanh khoản thấp kỷ lục, phiên cuối tuần “bốc hơi” 8 tỷ USD
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO