Thị trường chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch cuối cùng của quý III.
Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 giảm 2,04%. Chỉ số Topix của Hàn Quốc giảm 1,86%. Chỉ số S&P/ASX 200 của TTCK Australia mất 1,18%.
Chỉ số Hang Seng của TTCK Hồng Kông giảm nhẹ, nhưng nhóm công nghệ giảm 1,23%. Tại thị trường đại lục, chỉ số Shanghai Composite giảm 0,21% và chỉ số Shenzhen Component giảm 0,5%.
Như vậy chứng khoán châu Á đang hướng đến tuần giảm điểm thứ 7 liên tiếp, đánh dấu chuỗi giảm điểm dài nhất kể từ năm 2015.
--------------------------------------------------------------------------------
S&P 500 giảm 2,1% xuống 3.640,47 điểm chạm mức đóng cửa thấp nhất trong năm. Trong phiên, chỉ số này giảm xuống mức thấp nhất trong ngày của năm 2022 là 3.610,40 điểm và cũng thấp nhất kể từ năm 2020.
Trong khi đó, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 458,13 điểm, tương đương 1,54%, xuống 29.225,61 điểm.Trong phiên, có lúc Dow Jones mất tới 500 điểm.Nasdaq Composite nặng về công nghệ giảm 2,84% xuống 10.737,51 điểm.
Nasdaq 100 cũng giảm gần 4% trong phiên giao dịch sau khi Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard cho biết các nhà đầu tư hiện đã hiểu rằng họ không thể tránh khỏi tác động của các đợt tăng lãi suất trong những tháng tới.
Tính tới 11h20 ngày 30/9 theo giờ Hà Nội, thị trường chứng khoán châu Á cũng bị sắc đỏ bao trùm. Nikkei 225 của Nhật Bản mất 592 điểm, tương đương 2,24%. Shang Hai Composite và SZSE Component cũng giảm lần lượt 0,21 và 0,55%. Hang Seng giảm 0,15%. KOSPI của Hàn quốc giảm 0,44%.
Ở phiên này, xu hướng bán tháo diễn ra trên quy mô lớn và "dẫn đầu" bởi cổ phiếu Apple. Cổ phiếu "quả táo" lao dốc khi ngân hàng đầu tư Bank of America hạ xếp hạng của cổ phiếu từng là điểm sáng khi thị trường lao dốc và cảnh báo về nhu cầu sụt giảm đối với các thiết bị phổ biến của hãng. Cổ phiếu Apple đóng cửa giảm 6,1%.
Đà sụt giảm diễn ra sau phiên hồi phục tích cực, khi Ngân hàng Trung ương Anh cho biết họ sẽ mua trái phiếu trong nỗ lực giúp ổn định thị trường tài chính và đồng bảng Anh đang suy yếu. Đồng bảng Anh đã giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng đô la Mỹ trong những ngày gần đây.
Chỉ số Dow hôm thứ Tư đã tăng hơn 500 điểm, tương đương 1,9%, trong khi S&P 500 tăng gần 2%, trước đó cả 2 chỉ số đều giảm 6 ngày liên tiếp.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng trở lại lên mức cao nhất 3,7%. 1 ngày trước đó, lợi suất trái phiếu 10 năm đã ghi nhận mức giảm trong 2 ngày lớn nhất kể từ năm 2020 sau khi vượt qua mốc 4% trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố gói trừng phạt thứ 8 bao gồm đặt giá trần đối với dầu xuất khẩu của Nga.
Trong khi đó, số liệu thất nghiệp mới công bố đầy khả quan cũng không giúp cải thiện tâm lý thị trường. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4. Nhà đầu tư vẫn lo lắng rằng Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất để chống lạm phát mà không lo ngại rằng điều đó có thể ảnh hưởng đến thị trường lao động.
Các chỉ số chính đang chuẩn bị ghi nhận 1 tuần và 1 tháng giảm điểm mạnh. Nasdaq Composite đang dẫn đầu mức sụt giảm hàng tháng, mất 9,1%, trong khi chỉ số Dow và S&P đang trên đà kết thúc tháng 9 lần lượt thấp hơn khoảng 7,3% và 7,9%.