Chỉ có vài đồng tiết kiệm, chưa mua nổi nhà và ô tô: Rất có thể bạn đang mắc 6 sai lầm không mong muốn nhất - Cần thay đổi sớm

Nguyệt | 15:31 29/04/2024

Bạn có đang mắc những sai lầm tài chính dưới đây?

Chỉ có vài đồng tiết kiệm, chưa mua nổi nhà và ô tô: Rất có thể bạn đang mắc 6 sai lầm không mong muốn nhất - Cần thay đổi sớm

Ngay cả khi bạn có mức lương tốt, điều đó không có nghĩa là bạn đang trở nên giàu có. Thực tế, mức chênh lệch giữa tiền lương kiếm được trừ chi phí tiêu dùng, mới là thước đo tốt nhất về độ dư dả tài chính của một người.

Nói cách khác, nếu thấy mình dù làm nhiều vẫn không có đủ tiền thì có thể vấn đề không phải nằm ở khả năng kiếm tiền, mà là những thói quen xấu vô hình chung biến kế hoạch tài chính trở thành sai lầm chết người. Đây cũng là nguyên nhân mà kể cả người có thu nhập tốt, cũng không thể tiết kiệm được nhiều tiền, mua được nhà và xe.

Để biết bản thân có những thói quen xấu trong chi tiêu hay không, hãy thử xem bạn có bao nhiêu đặc điểm sau đây:

1. Bạn tự nhủ: Mình chỉ có thể tiết kiệm khi có nhiều tiền

Đây là một trong những lời nói dối về tiền bạc phổ biến nhất mà mọi người tự nói với mình.

Patrice C. Washington - tác giả cuốn sách Real Money Answers For Every Woman (Câu Trả Lời Về Tiền Thật Cho Mọi Phụ Nữ) cho biết: "Cách bạn quản lý tài chính khi có 100 USD có thể tương tự khi bạn có 100.000 USD. Khi tăng lương, 'hai bạn' vẫn có cùng quan điểm, hành vi và thói quen giống nhau. Vấn đề ở đây không phải là bạn kiếm được nhiều hơn mà là cách bạn kỷ luật với số tiền đang có".

Ngoài ra, cô cho rằng "khi tôi kiếm được nhiều tiền hơn" không phải là một ngày phù hợp để bạn bắt đầu hành động. Mà chúng ta cần học cách tiết kiệm ngay từ bây giờ và làm mọi thứ với tâm thế "Tôi đã sẵn sàng".

Cách khắc phục: Đừng đợi đến thời điểm năm mới, sau khi tốt nghiệp, sinh nhật hoặc tiền hoàn thuế về mới bắt đầu tiết kiệm.

Hãy coi khoản tiết kiệm như một chi phí cố định - thứ bạn phải trả hàng tháng như tiền thuê nhà, chi phí xăng xe,... và trích riêng chúng trước khi tiêu tiền cho bữa tối ăn ở ngoài và sở thích cá nhân khác. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách đặt chế độ tự động từ tiền lương hàng tháng sang tài khoản ngân hàng. Nhờ đó, bạn không còn nhìn thấy chúng và học cách sống tốt mà không động vào quỹ tiết kiệm.

e18d199edaa964b8743d74b2aa65b5ae.jpg
Ảnh minh hoạ

2. Bạn không theo dõi các khoản chi tiêu hàng tháng

Hầu hết chúng ta đều biết mỗi tháng có bao nhiêu tiền chảy vào tài khoản ngân hàng của mình - nhưng thực tế là bao nhiêu tiền chảy ra khỏi ví? Nó có thể nhiều hơn bạn nghĩ - và rất có thể, khi bạn đánh giá các khoản tiiêu dùng, sẽ có những khoản mục cần cắt giảm.

Cách khắc phục: Theo dõi dòng tiền chảy ra ví bằng cách ghi lại từng giao dịch mua hàng vào google sheet, ứng dụng trên điện thoại hoặc sổ ghi chép cá nhân. Khi bạn đã tìm ra khoản chi tiêu có thể cắt giảm (bạn vẫn sống tốt dù có chúng hay không) thì hãy chuyển hết khoản chi này sang quỹ tiết kiệm/quỹ dự phòng/quỹ nghỉ hưu/quỹ đầu tư.

3. Bạn luôn chật vật thanh toán các khoản chi tiêu hàng tháng

Tiền lương của bạn chỉ đủ để trả chi phí sinh hoạt hàng tháng? Nếu câu trả lời là "có", thì tức là quỹ tiết kiệm hay những quỹ khác cho tương lai gần như bằng 0.

Cách khắc phục: Bạn có 2 lựa chọn: Kiếm nhiều hơn hoặc chi tiêu ít đi. Nếu bạn đi theo con đường đầu tiên, hãy cân nhắc xem xét một số thay đổi trong lối sống để thực hiện, các bước để tăng lương và cách tạo ra thu nhập ngoài công việc văn phòng. Nếu bạn muốn chi tiêu ít đi, bạn cần nghĩ đến giảm chi phí và hạ thấp lối sống, chẳng hạn giảm tiền thuê nhà, ăn uống hay tiền xăng xe,...

4. Lập quỹ khẩn cấp

Theo chuyên gia tài chính, đây là quỹ bạn dùng cho các trường hợp khẩn cấp, xảy ra không mong muốn như thất nghiệp, bệnh tật,... Xây dựng quỹ khẩn cấp là một trong những bước quan trọng cần thực hiện để quản lý tài chính và chỉ nên dừng khi bạn đang mang nợ thẻ tín dụng. Nếu bạn chưa có quỹ khẩn cấp, có thể bạn tiết kiệm tiền chưa tốt như mình tưởng tượng.

Cách khắc phục: Tạo quỹ khẩn cấp càng sớm càng tốt. Nhiều chuyên gia tài chính, bao gồm tỷ phủ John Paun DeJoria, đồng tình rằng việc cất 6 tháng lương vào quỹ khẩn cấp là thông minh. Cá nhân bạn có thể để dành nhiều hoặc ít hơn tuỳ vào tình hình tài chính. Sau đó, hãy mang quỹ khẩn cấp 'đặt đúng chỗ', tức là một tài khoản tiết kiệm hoặc tài sản trên thị trường tiền tệ có lãi suất cao, từ 2% sinh lời trở lên. Tuy nhiên, chúng cần đặt ở nơi có tính thanh khoản cao, để bạn dùng ngay khi cần.

anh-chup-man-hinh-2024-04-29-luc-15.20.17(1).png
Ảnh minh hoạ

5. Chi hơn 30% thu nhập cho nhà thuê

Nhiều chuyên gia tài chính nhận định, thước đo tiêu chuẩn về khả năng chi trả nhà ở là dưới 30% thu nhập trước thuế.

Cách khắc phục: Hãy cân nhắc việc giảm bớt chi phí nhà ở, bằng cách chuyển đến nhà thuê có mức giá rẻ, hoặc cắt bớt tiền trả dịch vụ hàng tháng. 

6. Bạn không có quỹ đầu tư

Đầu tư, dù là tài sản an toàn hay mạo hiểm, được xem là cách hiệu quả để bắt đầu xây dựng sự giàu có. Bạn đầu tư càng sớm thì càng tốt nhờ tận dụng sức mạnh của lãi kép. Nếu bạn cảm thấy mình không có tiền để đầu tư thì nghĩa là bạn chưa tiết kiệm đủ.

Cách khắc phục: Khi còn trẻ,đầu tư một số tiền nhỏ ngay từ bây giờ tốt hơn nhiều so với một số tiền lớn hơn sau này để tạo ra cùng một khoản lợi nhuận. 

Đầu tư có thể rủi ro - đặc biệt nếu bạn đang chi một số tiền lớn hoặc tham gia thị trường khi chưa có kiến thức. Nếu khoản đầu tư của bạn không thành công, hãy chớp lấy cơ hội khi bạn còn trẻ, có nghĩa là bạn có thời gian để thử lại. Bất kỳ doanh nhân thành công nào cũng sẽ nói với bạn rằng họ có được bài học quý giá từ những sai lầm của bản thân, và điều tương tự cũng áp dụng cho việc đầu tư.

Theo BI


(0) Bình luận
Chỉ có vài đồng tiết kiệm, chưa mua nổi nhà và ô tô: Rất có thể bạn đang mắc 6 sai lầm không mong muốn nhất - Cần thay đổi sớm
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO