Đầu phiên giao dịch ngày 14/5, cổ phiếu GameStop đạt 64,8 USD, tương đương mức tăng hơn 100% so với giá đóng cửa phiên 13/5. Dù đà tăng đã giảm nhưng cổ phiếu này hiện đang được giao dịch với mức giá 54,6 USD vào lúc 21h20 theo giờ Hà Nội, tương đương mức tăng 77%.
Việc cổ phiếu GameStop tiếp tục tăng mạnh đồng nghĩa nhiều nhà đầu tư bán không cổ phiếu này tiếp tục mất tiền. Chỉ riêng trong phiên giao dịch ngày 13/5, dữ liệu từ S3 Partners cho biết, các nhà đầu tư bán khống đã mất 838 triệu USD. Hiện chưa rõ những người đặt cược chống lại cổ phiếu GameStop thiệt hại như thế nào trong phiên 15/4.
Sự tăng giá đột ngột của cổ phiếu meme này dường như được kích hoạt bởi sự tái xuất của “Roaring Kitty”, người từng thổi bùng làn sóng kéo giá GameStop năm 2021. Giai đoạn này thậm chí còn được mô tả là “lịch sử” trên Phố Wall khi các nhà đầu tư nhỏ lẻ cùng nhau “xẻ thịt” cá mập. Đà tăng chỉ dừng lại khi các công ty chứng khoán can thiệp bằng việc hạn chế cho phép mua vào nhưng không giới hạn việc bán ra.
“Roaring Kitty” tên thật là Keith Gill. Anh ta vừa đăng bài đầu tiên trên mạng xã hội sau hơn 3 năm im lặng một cách bí ẩn. Trở lại cơn sốt cổ phiếu meme năm 2021, các nhà đầu tư cá nhân đã khiến những người bán khống và các quỹ phòng hộ, những người bi quan về triển vọng GameStop và nhiều công ty khác buộc phải đóng các vị thế bán khổng của họ và đẩy giá cổ phiếu mục tiêu lên cao.
The The FactSet, vị thế bán khống của cổ phiếu GameStop ở thời điểm hiện tại lên tới 24% tổng số cố phiếu được giao dịch tự do. Cộng với khoản lỗ hôm 13/5, các nhà đầu tư bán khống đã thiệt hại 1,24 tỷ USD vì cổ phiếu GameStop chỉ trong tháng 5.
Bán khống là một chiến lược đầu tư, trong đó các nhà đầu tư mượn cổ phiếu nào đó ở một mức giá nhất định với kỳ vọng thị giá sẽ giảm xuống dưới mức đó khi họ phải trả số cổ phiếu đi vay. Họ sẽ thu lời từ khoản chênh lệch đó.
Tham khảo: CNBC