Xuất khẩu gạo vẫn gặp khó khăn trong khâu vận chuyển

Thu Hà | 10:16 01/05/2022

Bước vào cuối vụ Đông Xuân, nguồn lúa gạo ít hơn khiến cho giá của mặt hàng này có xu hướng quay đầu giảm sau nhiều phiên điều chỉnh tăng.

Xuất khẩu gạo vẫn gặp khó khăn trong khâu vận chuyển
Xuất khẩu gạo vẫn còn gặp khó

Tuần qua, giá lúa gạo ở trong nước giữ ở mức ổn định trong các phiên đầu tuần, cho đến này hôm qua một số địa phương tăng nhẹ từ 100 – 200 đồng/kg. Tuy nhiên, hôm nay mức giá của mặt hàng này đã quay đầu giảm.

Cụ thể, tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long quay đầu giảm với lúa Đài thơm 8 và OM 5451: Đài thơm 8 đang được thương lái thu mua tại ruộng với mức 5.700 – 5.900 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg; OM 5451 5.500 – 5.600 đồng/kg, giảm 100 đồng/kg.

Với các chủng loại lúa còn lại, giá đi ngang. Hiện OM 18 5.800 – 6.000 đồng/kg; nếp An Giang (tươi) 5.600 – 5.700 đồng/kg; nếp Long An (tươi) 5.600 – 5.850 đồng/kg; lúa IR504 có giá 5.500 – 5.600 đồng/kg; lúa Nhật 8.100 – 8.500 đồng/kg; lúa OM 380 5.500 – 5.600 đồng/kg; IR 50404 (khô) 6.000 đồng/kg; Nàng Nhen (khô) 11.500 –12.000 đồng/kg; Nàng hoa 9 5.900 – 6.000 đồng/kg.

Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm giảm nhẹ 50 – 100 đồng/kg. Cụ thể, giá gạo NL IR504 8.050 – 8.150 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg; gạo TP IR 504 8.650 – 8.700 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg. Giá phụ phẩm cũng quay đầu giảm với mức giảm 50 – 200 đồng/kg. Hiện giá tấm IR 504 8.10 – 8.200 đồng/kg, giảm 50 đồng/kg; giá cám khô 8.300 – 8.400 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg.

anh-lua.png

Tại chợ lẻ, giá gạo tiếp tục đi ngang. Hiện gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo thường 11.000 – 12.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.

Hôm nay, lượng gạo nguyên liệu về ít, chất lượng gạo trung bình. Giá lúa Hè thu tiếp tục ổn định, phụ phẩm nguồn nhiều, giá giảm. Giá lúa khô Camphuchia tăng nhẹ, lúa tươi cạn nguồn. Nguồn gạo về ít, giá ổn định. Lúa tươi Đài thơm 8 cạn đồng, nhu cầu lúa khô tăng. Gạo trắng thành phẩm Đài thơm 8 giá chào bán tăng.

Hiện giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam ổn định so với đầu tuần. Cụ thể, giá gạo 100% tấm ở mức 360 USD/tấn. Cụ thể, gạo 5% tấm 415 USD/tấn; gạo 25% tấm 395 USD/tấn; gạo Jasmine ổn định ở mức 513 – 517 USD/tấn.

Xuất khẩu gạo vẫn khó khăn do phí vận tải quá cao

Khó khăn chung hiện nay của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo là tình trạng thiếu container rỗng để đóng hàng và cước phí vận tải tàu biển quốc tế tăng rất cao, tùy theo quốc gia đến mà giá cước tăng từ 2-5 lần so với thông thường.

Đa phần các doanh nghiệp bán hàng giá CIF (điều kiện giao hàng tại cảng xếp dỡ hàng) nên bị ảnh hưởng rất lớn, đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán kỹ hơn.

Bên cạnh đó, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thời gian gần đây tuy đã có xu hướng tăng lên, nhưng mức giá chung của loại gạo trung cấp mà doanh nghiệp tập trung xuất cho thị trường Philippines vẫn còn thấp nhất trong 4 năm qua.

Do giá xuất khẩu chưa thực sự tốt nên doanh nghiệp không vội ký kết đơn hàng mới mà chỉ tập trung cho thị trường trong nước và thu mua dự trữ.

Ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Công ty TNHH Phước Thành IV cho biết, bên cạnh giá cước vận tải biển tăng cao, theo dự báo giá phân bón tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới sẽ đẩy giá thành sản xuất gạo lên cao, làm giảm năng lực cạnh tranh xuất khẩu của gạo Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề này, ông Đỗ Hà Nam, phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam do ảnh hưởng cuộc chiến Nga - Ukraine cũng như giá thành sản xuất nông nghiệp tăng trên toàn cầu nên giá bán lương thực cũng có thể sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian tới. Vì thế, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần nắm xu hướng này khi đàm phán, ký hợp đồng để mang đến lợi nhuận.

Nhiều doanh nghiệp đã không chào hàng giá CIF ( điều kiện giao hàng tại cảng xếp dỡ hàng) như trước mà chào giá FOB (điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của người bán khi hàng đã lên boong tàu) tại cảng Tp. Hồ Chí Minh. Bởi vậy, tình hình xuất khẩu gạo cũng khó do phí vận tải quá cao, doanh nghiệp phải tính toán kỹ hơn.

Tuy nhiên, theo cam kết từ Hiệp định EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đặc biệt, EU sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm (cam kết này giúp Việt Nam có thể xuất khẩu ước khoảng 100.000 tấn vào EU hàng năm).

Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3 - 5 năm. Điều này đã mở ra cơ hội để gạo Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác khi xuất khẩu vào EU. Với nhu cầu ổn định, đặc biệt là ở mức cao đối với các loại gạo đặc sản từ châu Á, trong thời gian tới EU sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù vậy, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp tại châu Âu, cước vận tải biển vẫn duy trì ở mức cao có thể khiến việc khai thác các lợi thế của EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường EU gặp khó khăn trong thời gian tới.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Xuất khẩu gạo vẫn gặp khó khăn trong khâu vận chuyển
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO