Xôn xao thông tin "ông lớn" thầu xây dựng Hòa Bình bị 7 doanh nghiệp thầu phụ tố chậm thanh toán và đe sẽ dừng thi công từ 15/3 nếu không được thanh toán
Lê Sáng|17:21 13/03/2023
Các diễn đàn thầu xây dựng đang lan truyền thông tin 7 doanh nghiệp nhà thầu phụ đang thi công tại các dự án do Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) làm Tổng thầu cùng ký vào một văn bản đề nghị thanh toán công nợ nếu không sẽ dừng thi công.
Một dự án do HBC làm tổng thầu. Ảnh: HBC
Những ngày qua, trên một số diễn đàn về thầu xây dựng liên tục lan truyền hình ảnh văn bản được cho là của 7 doanh nghiệp nhà thầu gửi Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) và một số Chủ đầu tư về việc tạm dừng thi công tại một số dự án do các nhà thầu phụ bị HBC chậm thanh toán công nợ.
Cụ thể, các doanh nghiệp thầu phụ gồm: Công ty TNHH TMDV&SX Bách Việt; Công ty TNHH DVKT&XD Hoàng Anh; Công ty CPXDCD&TM Mạnh Tiến; Công ty CP TM&XD Phú Đức; Công ty CP CĐ KDG Việt Nam; Công ty CP KT Long Giang; Công ty CPXL&DVKT ICD Việt Nam.
Cũng theo hình ảnh văn bản nói trên, các doanh nghiệp trên là các nhà thầu phụ đã và đang thi công hệ thống cơ điện cho các dự án của Tổng thầu Hòa Bình tại một số dự án của các chủ đầu tư như Geleximco; Phenikaa... Công ty CP đầu tư và quản lý khách sạn TNH...
Theo các doanh nghiệp thầu phụ nói trên, Tổng thầu HBC hiện chưa thanh toán công nợ, có dự án từ tháng 7/2022 đến nay. Việc không thanh toán đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của công nhân, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp thầu phụ nói trên.
Theo đó, tại văn bản nói trên, các doanh nghiệp trên đã phải cầm cố tài sản, vay lãi, thế chấp để có tiền chi trả một phần sinh hoạt phí cho công nhân, đồng thời để duy trì hoạt động của công ty. Tuy nhiên, đến nay, các doanh nghiệp thầu phụ của HBC nói trên đã hết năng lực chi trả khiến công nhân đình công, nghỉ việc gây áp lực lớn cho công tác quản lý và điều hành sản xuất.
Cũng theo hình ảnh văn bản được lan truyền, các doanh nghiệp thầu phụ của HBC đã nhiều lần gửi văn bản đề nghị thanh toán công nợ hoặc đề nghị phía Tổng thầu HBC trả lời về kế hoạch thanh toán công nợ nhưng vẫn không nhận được văn bản chính thức và câu trả lời thỏa đáng về kế hoạch thanh toán.
Đáng chú ý, theo các doanh nghiệp nhà thầu phụ nói trên, vào ngày 3/3/2023, tại Văn phòng của HBC tại Hà Nội đại diện tập đoàn Hòa Bình cũng chưa đưa ra được kế hoạch cụ thể thanh toán công nợ cho các doanh nghiệp thầu phụ.
Trước tình hình trên, các doanh nghiệp nhà thầu phụ thông báo sẽ tạm dừng toàn bộ dịch vụ Bảo hành, bảo trì đối với các dự án đã bàn giao từ ngày 3/3/2023 và tạm dừng thi công các dự án từ ngày 15/3/2023 nếu không nhận được thanh toán từ Tổng thầu Hòa Bình.
Về Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, đây được xem là nhà thầu tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam, sản phẩm chủ lực của Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình là các công trình lớn trong lĩnh vực thi công xây dựng dân dụng, tiếp đến là công trình công nghiệp và hạ tầng.
Về kết quả kinh doanh của HBC, trong quý IV/2022, HBC ghi nhận doanh thu hơn 3.200 tỷ đồng, giảm 16% cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do kinh doanh dưới giá vốn, công ty chịu lỗ gộp từ hoạt động chính hơn 400 tỷ đồng.
Doanh thu cả năm 2022 của HBC tăng hơn 20%, đạt hơn 14.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn tăng cao khiến biên lãi gộp thu hẹp về dưới 2%, so với mức 7% của năm trước. Lợi nhuận gộp vì thế giảm mạnh xuống 258 tỷ đồng.
Con số này, cùng với doanh thu hoạt động tài chính, không đủ để bù đắp chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp. Cả hai chỉ tiêu đều tăng tính bằng lần. Theo đó, HBC ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 1.100 tỷ đồng, so với mức lãi ròng gần 100 tỷ của năm trước. Khoản lỗ này cũng đánh dấu năm kinh doanh thua lỗ đầu tiên của HBC kể từ khi lên sàn chứng khoán.
Tính tới cuối năm 2022, tổng tài sản của HBC đạt hơn 16.900 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này thu hẹp đáng kể, chỉ còn hơn 2.600 tỷ đồng do khoản lỗ trong quý IV. Phần lớn tài sản của HBC được xây dựng từ nợ phải trả, ghi nhận hơn 14.200 tỷ đồng tính tới cuối năm.
Đầu năm 2022, HBC cũng đã trải qua nhiều tuần "tranh chấp quyền lực" giữa ông Lê Viết Hải và ông Nguyễn Công Phú liên quan đến vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Cuối tháng 1/2023, Cục Thi hành án dân sự TP HCM đã buộc HBC tạm dừng thi hành Nghị quyết số 50 và 51, hai nghị quyết dẫn tới sự xung đột liên quan tới vị trí đứng đầu công ty. Ông Lê Viết Hải tiếp tục giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị và người đại diện theo pháp luật của HBC.
Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT HBC tại Lễ khởi công dự án Khu nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc viên (Hải Phòng) do Công ty CP Thái - Holding làm chủ đầu tư. Ảnh: HBC
Trong một diễn biến mới đây nhất sau khi ông Lê Viết Hải được tiếp tục giữ chức danh Chủ tịch HĐQT sau những "lùm xùm" tranh chấp nội bộ, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vừa công bố thông tin trở thành tổng thầu dự án Nhà ở xã hội có tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng do Công ty CP Thái - Holding làm chủ đầu tư tại Hải Phòng.
Kế hoạch đầu tư nước ngoài được xác định là chiến lược mũi nhọn của HBC cho mục tiêu doanh số tỷ USD, bắt đầu từ năm 2022. Dù vậy, những biến động thị trường và nội bộ đang khiến kế hoạch này chậm lại. Trong liên doanh với Keystone, hiện tại hai bên cũng chỉ mới ở bước ký kết MOU.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
"Từ lâu, chúng tôi đã thảo luận về quan điểm rằng Trung Quốc có thể là một hàng rào tăng trưởng lớn trong năm nay. Và những biến động trong ngành ngân hàng toàn cầu gần đây đã củng cố cho luận điểm này."
Thị trường sắt thép vẫn đang nóng, giá cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái, song vẫn còn đó những yếu tố rủi ro khiến thị trường bắt đầu đặt câu hỏi về bản chất và sức mạnh của quá trình phục hồi kinh tế Trung Quốc.
Nhìn lại quá khứ, chuyên gia MBS cho rằng sau mỗi đợt thị trường giảm sâu đều hồi phục mạnh mẽ từ đáy. Nhịp điều chỉnh càng sâu thì khi hồi phục mức độ tăng vọt lại càng mạnh.
Chinh phục cung đường 1.700 km từ Hà Nội đến TP.HCM bằng chiếc VF8 trong thời gian “không tưởng” - chỉ 28 giờ 33 phút, anh Nguyễn Mạnh Thắng cho rằng đây là chiếc xe "quá ổn để mua".
Tôi là Nguyễn Long Toàn, 27 tuổi, quyết định nghỉ việc để kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) sau một cuộc trò chuyện với người bạn đang làm trong lĩnh vực này rất thành công. Nhưng thay vì cạnh tranh bằng giá như nhiều seller khác, tôi chọn cho mình một cách làm khác biệt. Đó là bán giá cao và đổi lại sự giá trị mới mẻ và trải nghiệm tốt hơn cho người tiêu dùng.
Khi du lịch trong nước dần phục hồi, các ngôi chùa trên khắp Trung Quốc đã chứng kiến làn sóng viếng thăm của thanh niên tìm cách thoát khỏi áp lực trong cuộc sống.
Sáng nay, 25/3 Tập đoàn Kobe Bussan chính thức khai trương siêu thị đồ Nhật thứ 3 – Gyomu Japan tại tòa nhà Lim Tower II, số 62A Cách Mạng Tháng 8, Quận 3, TP.HCM.
Tổng giám đốc AEON Việt Nam (AVN) – ông Furusawa Yasuyuki - mới đây thẳng thắn nhìn nhận cuộc chơi hiện nay đang đối mặt với rất nhiều đối thủ đáng gờm. Vị này cũng đưa ra những góc nhìn cụ thể với từng doanh nghiệp lớn hiện nay.
Xôn xao thông tin "ông lớn" thầu xây dựng Hòa Bình bị 7 doanh nghiệp thầu phụ tố chậm thanh toán và đe sẽ dừng thi công từ 15/3 nếu không được thanh toán