Vừa ‘vượt Nhật Bản’ để đứng thứ 3 thế giới, nền kinh tế này lại đối mặt nguy cơ có thể rơi vào suy thoái trong quý I/2024

Bạch Linh | 18:05 22/03/2024

2024 được dự báo vẫn là năm “ảm đạm” đối với nền kinh tế vốn được coi là cường quốc của châu Âu.

Vừa ‘vượt Nhật Bản’ để đứng thứ 3 thế giới, nền kinh tế này lại đối mặt nguy cơ có thể rơi vào suy thoái trong quý I/2024

Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) vừa công bố báo cáo định kỳ, cho thấy nền kinh tế nước này có thể đã rơi vào suy thoái trong quý I/2024. Nguyên nhân là do tăng trưởng tiêu dùng suy yếu và nhu cầu sản phẩm công nghiệp thấp - chúng tiếp tục tạo lực cản cho sự phục hồi của nền kinh tế thứ 3 thế giới.

Được biết, GDP quý IV/2024 của Đức đã giảm 0,3% so với quý trước đó. Về lý thuyết, một nước sẽ rơi vào suy thoái khi có hai quý liên tiếp tăng trưởng âm.

Một năm qua, Đức đã phải vật lộn với giá nhiên liệu tăng và lãi suất đi vay tăng cao. Tuy nhiên, các chỉ số gần đây, như chỉ số tâm lý kinh tế của Viện nghiên cứu kinh tế ZEW hay chỉ số giá sản xuất (PMI) đều cho thấy Đức đã chạm đáy. PMI Đức chỉ còn 41,6 điểm trong tháng 3. Đây là mức thấp nhất 5 tháng.

Nhưng phân tích của Bundesbank cho thấy Đức chưa thể phục hồi trong ngắn hạn. 2024 được dự báo vẫn là năm ảm đạm đối với nền kinh tế vốn được coi là cường quốc của châu Âu.

NHTW cho biết: "Lĩnh vực công nghiệp đang trong giai đoạn yếu. Không có sự đột phá lớn nào được mong đợi từ tiêu dùng cá nhân trong thời điểm hiện tại". 

Số đơn hàng mới, cả trong nước và xuất khẩu hiện ở mức thấp. Lãi suất cao cũng đang làm suy yếu nhu cầu nội địa, đặc biệt là đầu tư. Sự thiếu chắc chắn trong các vấn đề lớn, như chính sách về khí hậu cũng khiến các nhà đầu tư chần chừ.

Dù vậy, lạm phát đang giảm và lương danh nghĩa cũng tăng, do đó năng lực chi tiêu của người dân cũng đang tiến triển. Lạm phát được dự báo tiếp tục đi xuống trong vài tháng tới nhưng có thể sẽ có một vài biến động, Bundesbank cho hay. 

Ngoài ra, bất chấp triển vọng kinh tế ảm đạm, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục giữ chân nhân viên và tỷ lệ thất nghiệp tại đây được dự báo chỉ tăng nhẹ trong quý tới.

Theo Reuters, các doanh nghiệp Đức đang chật vật tuyển nhân viên khi nền kinh tế mở cửa trở lại sau đại dịch. Vì vậy, họ vẫn giữ người lao động dù cả năm không tăng trưởng bởi lý do rằng chi phí ổn định nhân lực hiện tại vẫn còn thấp hơn so với khi nền kinh tế khởi sắc.

Tham khảo Reuters

Bài liên quan

(0) Bình luận
Vừa ‘vượt Nhật Bản’ để đứng thứ 3 thế giới, nền kinh tế này lại đối mặt nguy cơ có thể rơi vào suy thoái trong quý I/2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO