Việt Nam sở hữu hàng trăm triệu USD ‘trôi dạt’ ngoài khơi được Hàn Quốc liên tục săn lùng: Thu hơn 200 triệu USD từ đầu năm, Nhật Bản, Thái Lan cũng đều mê

Như Quỳnh | 20:53 29/06/2024

Mặt hàng này của Việt Nam đang được ưa chuộng từ Âu đến Á.

Việt Nam sở hữu hàng trăm triệu USD ‘trôi dạt’ ngoài khơi được Hàn Quốc liên tục săn lùng: Thu hơn 200 triệu USD từ đầu năm, Nhật Bản, Thái Lan cũng đều mê
Ảnh minh họa

Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu mực và bạch tuộc trong tháng 5/2024 đã thu về hơn 53 triệu USD, tăng 3% so với tháng 4/2024. Lũy kế 5 tháng đầu năm, mực và bạch tuộc thu về hơn 239 triệu USD, giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng trong 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu mực đã thu về hơn 130 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ trong khi đó bạch tuộc thu về hơn 109 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2023.

Xét về thị trường, Hàn Quốc dẫn đầu về tiêu thụ mực và bạch tuộc của Việt Nam. Top 5 còn bao gồm lần lượt các quốc gia và vùng lãnh thổ là Nhật Bản, Trung Quốc & Hong Kong, Thái Lan và khối thị trường châu Âu. Số liệu của kita.org cho thấy, Việt Nam là nguồn cung bạch tuộc đông lạnh lớn nhất cho Hàn Quốc, chiếm 43% thị phần, theo sau là Trung Quốc ở vị trí thứ 2 chiếm 41% thị phần.

screenshot-2024-06-29-012715.png

Đối với Nhật Bản, quốc gia này ưa chuộng mặt hàng mực và bạch tuộc từ Việt Nam do sản lượng khai thác nội địa ngày càng giảm trong khi nhu cầu lại tăng, nhất là đối với các sản phẩm mực, bạch tuộc ăn liền, tiện lợi với lối sống hiện đại, bận rộn, ít thời gian nấu nướng. 

Năm 2023, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam đạt 660 triệu USD, giảm 13% so với năm 2022. Cũng trong năm 2023, bạch tuộc của Việt Nam được xuất khẩu sang 61 thị trường, trong khi 2022 chỉ có 59 thị trường. Thông tư 06 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về việc thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu để gia công xuất khẩu được miễn kiểm dịch. Theo chuyên gia thủy sản của VASEP, đây là thông tin có lợi cho các doanh nghiệp để bớt gánh nặng trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn hiện tại.

Theo Cục Thủy sản, ước tính hết tháng 12, tổng sản lượng thủy sản cả nước đạt hơn 9,23 triệu tấn (tăng 2% so với năm 2022). Trong đó, sản lượng khai thác đạt hơn 3,8 triệu tấn; sản lượng nuôi trồng đạt hơn 5,43 triệu tấn. Hiện nay, trên bản đồ xuất khẩu thủy sản thế giới, Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn thứ 3, chiếm trên 7% thị phần của thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc và Na Uy.

Tính tới hết tháng 6, ước tính xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 4,4 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023. Các chuyên gia kỳ vọng kể từ sau quý 2 trở đi, các vấn đề tồn kho và khó khăn vận tải sẽ giảm bớt, nhu cầu sẽ phục hồi và giá sẽ tăng lại vào quý III, là thời điểm nhu cầu cao phục vụ lễ Tết cuối năm.

Nếu thị trường khả quan hơn, điều kiện sản xuất trong nước ổn định và thuận lợi, ngành thủy sản có niềm tin sẽ chinh phục được mốc 10 tỷ USD trong năm nay, củng cố vị thế mặt hàng xuất khẩu chiến lược hàng đầu của Việt Nam. Ngành tôm hướng tới mục tiêu 4 tỷ USD, cá tra đạt khoảng 1,9 tỷ USD, còn lại là các mặt hàng hải sản dự báo thu về khoảng 3,6-3,8 tỷ USD.


(0) Bình luận
Việt Nam sở hữu hàng trăm triệu USD ‘trôi dạt’ ngoài khơi được Hàn Quốc liên tục săn lùng: Thu hơn 200 triệu USD từ đầu năm, Nhật Bản, Thái Lan cũng đều mê
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO