Trung Quốc dùng công nghệ khai thác mặt quý hơn cả đất hiếm, Anh, Úc, Mỹ tranh nhau mua dù giá "trên trời"

Minh Tiến | 13:35 23/08/2023

Trung Quốc dùng công nghệ khai thác tài nguyên còn hiếm hơn cả đất hiếm, sản lượng đứng đầu thế giới, ngay cả Mỹ cũng nhập khẩu rất nhiều dù giá vô cùng cao.

Trung Quốc dùng công nghệ khai thác mặt quý hơn cả đất hiếm, Anh, Úc, Mỹ tranh nhau mua dù giá "trên trời"

Trung Quốc là nước có đất đai rộng lớn, tài nguyên dồi dào và có những mặt hàng quý hiếm mà nhiều quốc gia không có được. Đất hiếm là một trong số đó, trữ lượng đất hiếm tại Trung Quốc chiếm một nửa trong tổng số trữ lượng của cả thế giới.

Trên thực tế, đất hiếm rất quan trọng vì mặt hàng này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu công nghệ cao, công nghiệp và nông nghiệp. Ngoài ra, ngành công nghiệp hóa chất cũng không thể thiếu đất hiếm. Đất hiếm còn được gọi là “vàng công nghiệp”, quốc gia nào nắm giữ trữ lượng đất hiếm có thể làm chủ nhiều lĩnh vực trong tương lai.

Hiện nay, Trung Quốc còn sở hữu một mặt hàng quý hơn cả đất hiếm và trữ lượng toàn cầu vô cùng ít. Điều đáng nói là 70% nguồn tài nguyên này đều nằm ở Trung Quốc. Đó là khoáng sản hiếm antimon.

Trong khi trữ lượng antimon của Trung Quốc cực lớn thì Anh, Úc, Mỹ có trữ lượng cực ít. Antimon là một kim loại chống cháy, tính ổn định cao và không dễ bị oxy hóa.

Antimon được áp dụng rất nhiều trong lĩnh vực công nghệ cao, đây là thành phần chính trong chất bán dẫn, bảng mạch, công tắc điện, ánh sáng huỳnh quang, kính trong suốt chất lượng cao và pin lithium-ion. Không có antimon, không có iPhone, không có ti vi độ phân giải cao, không có thiết bị nhà bếp hiện đại hay thậm chí cả ô tô. Tất cả đều sử dụng mạch kỹ thuật số.

Nếu không có antimon, năng lượng gió và năng lượng mặt trời cũng khó trở thành hiện thực. Việc chế tạo các tấm kính dày và nặng được sử dụng trong các tấm pin mặt trời cần tới antimon. Antimon còn là yếu tố chính trong sản xuất pin lithium-ion và là thành phần chính cho cối xay gió phát điện.

Do đó, Anh, Úc, Mỹ phải chi rất nhiều tiền, tranh nhau nhập khẩu mặt hàng này dù giá trên thị trường vô cùng cao. Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, quốc gia này là nước có sản lượng cao nhất, hiện đang nắm giữ 80% nguồn cung toàn cầu.

Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết thêm, giá antimon tăng cao kỷ lục trong thời gian gần đây. Cụ thể, hiện giá của antimon đạt khoảng 15.000 USD/tấn, đây là mức giá cao kỷ lục trong gần 11 năm.

Về công nghệ thăm dò, khai thác và chế biến antimon, Trung Quốc là nước sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến nhất thế giới. Cụ thể, Trung Quốc sở hữu một dàn thiết bị thăm dò mỏ thông minh, vận hành khai thác không người lái và hệ thống dự đoán rủi ro. Các công nghệ này giúp nâng cao hiệu quả và giải quyết các vấn đề an toàn trong quá trình khai thác.

Về công nghệ thăm dò khai thác mỏ thông minh, bằng cách lắp đặt máy dò trí tuệ nhân tạo trên giàn khoan, các loại khoáng sản và cấu trúc khối đá có thể được xác định theo thời gian thực, giúp rút ngắn thời gian ra quyết định từ thăm dò đến khai thác.

Cùng với đó, phân tích hình ảnh vệ tinh, chụp ảnh trên không, bản đồ địa vật lý và dữ liệu giám sát máy bay không người lái thông qua công nghệ AI có thể dự đoán tốt hơn hoạt động thăm dò khoáng sản cũng như khả năng xuất hiện và hình dạng của các thân quặng.

Đặc biệt, sự an toàn của sản xuất khai thác là rất quan trọng, đặc biệt là hoạt động khai thác không người lái. Dựa vào công nghệ trí tuệ nhân tạo, việc sử dụng thiết bị khoan vận hành từ xa, thiết bị khoan đá, thiết bị hỗ trợ và thiết bị vận chuyển có thể làm giảm sự tiếp xúc của nhân viên khai thác với nguy cơ mất ổn định khối đá ngầm khác nhau hoặc giảm tiếp xúc với bụi trong mỏ lộ thiên dưới ánh mặt trời.

Hiện tại, robot đã được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động khai thác không người lái để thực hiện các chức năng như khoan, nổ mìn, bốc dỡ, vận chuyển, lấy mẫu và giải cứu những người khai thác bị mắc kẹt.

Ngành công nghiệp khai thác antimon đang phải đối mặt với nhu cầu khai thác từ sâu hơn dưới lòng đất, gây khó khăn cho việc liên lạc và di chuyển khi thiết bị gặp sự cố hoặc cần sửa chữa. Do đó, công nghệ trí tuệ nhân tạo được tích hợp vào hệ thống dự đoán rủi ro.

Dựa vào internet vạn vật để thu thập dữ liệu vận hành thiết bị theo thời gian thực, phân tích trạng thái hoạt động của các thiết bị khác nhau thông qua trí tuệ nhân tạo, dự đoán mức độ hao mòn của các bộ phận chính và đưa ra cảnh báo sớm, giúp tránh các tai nạn khai thác.


(0) Bình luận
Trung Quốc dùng công nghệ khai thác mặt quý hơn cả đất hiếm, Anh, Úc, Mỹ tranh nhau mua dù giá "trên trời"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO