Tiết lộ danh tính của một trong những 'cá voi' vừa gom 400 tấn vàng khiến thị trường xôn xao

Chi Lan | 10:48 04/11/2022

Theo Bloomberg, chỉ một số ít NHTW mới đủ tiềm lực tài chính để mua vàng với số lượng lớn như vậy.

Tiết lộ danh tính của một trong những 'cá voi' vừa gom 400 tấn vàng khiến thị trường xôn xao

Một báo cáo thông thường không mấy hấp dẫn nhưng đã gây chấn động cho thị trường vàng trong tuần này. Trong đó, nhiều quốc gia lớn đã mua vàng nhưng cho đến nay vẫn chưa rõ số lượng chi tiết.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), các NHTW đã mua 399 tấn vàng thỏi trong quý III, gần gấp đôi mức kỷ lục trước đó. Tuy nhiên, chỉ chưa đến 1/4 các “cá voi” này được công khai danh tính, từ đó làm dấy lên suy đoán của thị trường về những bên mua bí ẩn. 

Dù hầu hết các NHTW đều thông báo với IMF về việc mua vàng để đưa vào kho dự trữ ngoại hối, nhưng một số khác lại không tiết lộ. Song, rất ít NHTW có đủ tiềm lực để thực hiện các thương vụ mua vàng lớn trong quý III đủ để giảm thiểu tác động của việc nhà đầu tư bán mạnh vàng, trong bối cảnh Fed tăng lãi suất. 

Ross Norman - CEO của Metals Day - cổng thông tin về vàng, cho biết: “Với lượng bán ra lớn đến vậy, tôi hơi ngạc nhiên khi giá vàng không sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, tôi cho rằng chúng ta đã có câu trả lời.” 

Dù rất khó để xác định danh tính của “cá voi” trên thị trường vàng, nhưng chỉ một số NHTW dưới đây mới có khả năng mua với số lượng lớn đến vậy: 

Trung Quốc

Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới hiếm khi tiết lộ về việc NHTW của họ mua bao nhiêu vàng. Năm 2015, PBOC cho biết kho dự trữ vàng thỏi đã lên đến 600 tấn, con số gây sốc cho giới quan sát thị trường sau suốt 6 năm “lặng im” của NHTW này. 

Kể từ năm 2019, Trung Quốc vẫn chưa báo cáo về bất kỳ sự thay đổi nào đối với lượng vàng tích trữ. Điều này làm dấy lên suy đoán rằng PBOC là một trong những “cá voi” trên thị trường vàng vào quý vừa qua.

screen-shot-2022-11-04-at-10.28.12.png

Dữ liệu thương mại cho thấy, quốc gia này đã mua rất nhiều vàng thỏi. Từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã nhập khẩu 902 tấn vàng, vượt qua tổng số lượng của năm ngoái và cao hơn con số hơn 300 tấn mà các mỏ của nước này thường sản xuất mỗi năm. 

Ngoài ra, dù nhu cầu nội địa tăng mạnh khi người dân đại lục mua khoảng 601 tấn vàng trong quý III, thì sức mua lại giảm xuống tương đương đầu năm 2021. Đầu năm nay, những đợt phong toả đã ảnh hưởng đến hoạt động mua trang sức, vàng thỏi ở một trong những thị trường tiêu dùng hàng đầu thế giới. 

Đối với Trung Quốc, nhu cầu tìm kiếm một lựa chọn thay thế cho đồng USD ngày càng tăng. Căng thẳng với Mỹ leo thang sau khi các doanh nghiệp bán dẫn của nước này vào danh sách hạn chế cho thấy Washington sẵn sàng nhắm đến kho dự trữ của NHTW. 

Nga

Nga là quốc gia khai thác vàng lớn thứ 2 thế giới, thường sản xuất hơn 300 tấn vàng mỗi năm. Trước tháng 2/2022, Nga đã xuất khẩu vàng sang các trung tâm thương mại như London, New York cùng các quốc gia khác ở châu Á. 

Kể từ khi mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, vàng của Nga không còn được phương Tây “chào đón”, còn Trung Quốc và Ấn Độ lại không muốn nhập khẩu số lượng lớn. Yếu tố này làm tăng khả năng NHTW Nga có thể “can thiệp” để mua thêm vàng, nhưng lượng dự trữ ngoại hối của Nga, có cả vàng, đã giảm trong năm nay. Dự trữ USD và euro của Nga đã bị “đóng băng” do các lệnh trừng phạt, khiến việc bổ sung loại tài sản này trở nên khó khăn hơn với NHTW Nga. 

screen-shot-2022-11-04-at-10.28.21.png

Trước đây, Nga từng là một quốc gia mua vàng với số lượng lớn, tích luỹ vàng liên tục trong 6 năm trước khi đại dịch bùng phát. Hồi tháng 2, Nga cho biết, sau khi mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, quốc gia này sẵn sàng mua thêm vàng với mức gia nhất định. Tuy nhiên, Phó Thống đốc Alexei Zabotkin tháng trước cho biết kế hoạch mua vàng không còn là “điều thực tế” vì việc này sẽ đẩy nguồn cung tiền và lạm phát tăng cao. 

Các nước xuất khẩu dầu

Không có nhiều quốc gia vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng trong năm nay hiệu quả như các nước xuất khẩu dầu ở Vùng Vịnh. Ả Rập Xê Út, UAE và Kuwait đều gặt hái được nhiều “trái ngọt” và một số đang mua tài sản nước ngoài thông qua các quỹ đầu tư quốc gia. 

1240x-1.png-3.jpeg

Có thể, các nước này đã tìm đến vàng để đa dạng hoá. Ả Rập Xê Út là quốc gia có kho vàng lớn nhất ở Trung Đông nhưng không báo cáo về sự thay đổi nào kể từ năm 2010. Năm 2021, ước tính kho vàng dự trữ “ngầm” của quốc gia này lên tới 323,7 tấn. 

Ấn Độ

1240x-1.png-4.jpeg

NHTW Ấn Độ trước đây đã mua vàng số lượng lớn, với 200 tấn từ IMF vào năm 2009. Kể từ đó, ngân hàng này có xu hướng mua nhiều hơn, đồng thời cập nhật nhanh cho thị trường. Tuy nhiên, quốc gia này có thể đã không chi mạnh để mua vàng trong năm nay do có thể gây áp lực cho đồng nội tệ. 

Tham khảo Bloomberg

Bài liên quan

(0) Bình luận
Tiết lộ danh tính của một trong những 'cá voi' vừa gom 400 tấn vàng khiến thị trường xôn xao
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO