Theo các chuyên gia tại VIS Rating, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 mang lại tín hiệu tích cực cho các ngân hàng nhờ tăng cường hoạt động xử lý nợ xấu và hỗ trợ của cơ quan quản lý.
Thu hồi nợ tăng mạnh hơn 90% so với cùng kỳ, cùng với việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu đa dạng và hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu của VPBank được kiểm soát chặt chẽ dưới 3% trong quý 3 vừa qua.
Chủ tịch HĐQT Ngân hàng quốc tế (VIB) Đặng Khắc Vỹ kiến nghị tiếp tục thực thi chính sách không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng để tăng trưởng tín dụng bằng mọi giá nhằm tránh những hệ lụy về sau ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của các ngân hàng và sự ổn định của ngành ngân hàng khi nợ xấu gia tăng, lợi nhuận suy giảm.
Không ít ngân hàng đang phải đối mặt với việc khó bán tài sản đảm bảo để thu hồi và giải quyết nợ xấu. Chuyên gia cho rằng cần giảm giá xuống rất thấp so với giá trị khoản vay hoặc tính toán xem xét lại khoản nợ lãi suất thì mới thể thanh lý được tài sản sớm.
VPBank cho biết, trường hợp VKC không thể thanh toán được số nợ nêu trên thì Ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý tài sản thế chấp gồm Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Bình Dương.
Hai năm trước đây chỉ ghi nhận 2 trường hợp những nhân viên đòi nợ bị gây khó khăn bởi người đi vay. Tuy nhiên, con số này tăng lên 24 vụ chỉ trong một năm.
Các ngân hàng cho Đức Long Gia Lai vay tiền gồm BIDV, VietinBank, Sacombank. Trong đó, BIDV là chủ nợ lớn nhất và VietinBank từng rao bán tài sản của doanh nghiệp này để thu hồi nợ.
Bên cạnh vấn đề về giá và thanh khoản bất động sản, hành lang pháp lý cũng còn nhiều vướng mắc, khiến các ngân hàng khó chuyển nhượng tài sản đảm bảo, gây chậm trễ trong thu hồi nợ, xử lý nợ xấu.