Các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay điều chỉnh tăng 100 đồng/kg với nếp Long An khô: nếp Long An khô đang được thương lái thu mua ở mức 8.600 – 8.800 đồng/kg; nếp An Giang khô 8.600 – 8.800 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.
Với các mặt hàng lúa còn lại, giá đi ngang: lúa OM 5451 đang được thương lái thu mua ở mức 5.500 – 5.700 đồng/kg, lúa OM 18 đang được thương lái thu mua tại ruộng với mức 5.500 -5.700 đồng/kg; lúa IR 504 5.300 – 5.500 đồng/kg, lúa Đài thơm 8 5.600 – 5.800 đồng/kg; Nàng hoa 9 duy trì ở mức 5.600 – 5.800 đồng/kg; nếp An Giang (tươi) 5.900 – 6.100 đồng/kg; nếp Long An (tươi) 6.200 – 6.500 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm điều chỉnh tăng 100 – 150 đồng/kg: giá gạo nguyên liệu đang được thương lái thu mua ở mức 8.950 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg, gạo thành phẩm 9.550 đồng/kg, tăng 150 đồng/kg.
Tương tự, mặt hàng phụ phẩm hiện giá tấm điều chỉnh tăng từ 100 – 200 đồng/kg: giá cám khô ổn định ở mức 8.250 – 8.300 đồng/kg.
Hôm nay lượng lúa gạo về ít, các nhà máy có xu hướng chào giá nhích lên, giá lúa các loại có xu hướng tăng, thương lái hỏi mua nhiều, lượng giao dịch khá. Giá gạo nhận được hỗ trợ trong bối cảnh các nhà xuất khẩu tăng cường thu mua từ nông dân.
Tuy nhiên, nguồn cung lúa gạo trong nước đang cạn kiệt vì thu hoạch vụ hè thu đã kết thúc và phải đợi ít nhất hai tháng nữa trước khi vụ thu hoạch mới bắt đầu.
Tại chợ lẻ, giá gạo thường 11.500 đồng/kg – 12.500 đồng/kg; gạo thơm Jasmine 15.000 – 16.000 đồng/kg; gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg; nếp ruột 14.000 – 15.000 đồng/kg; Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg; Gạo thơm thái hạt dài 18.000 – 19.000 đồng/kg; Gạo Hương Lài 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg; Nàng Hoa 17.500 đồng/kg; Sóc Thái 18.000 đồng/kg; Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật 20.000 đồng/kg; Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Trên thị trường thế giới, giá chào bán gạo xuất khẩu duy trì ổn định so với hôm qua: giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm đang ở mức 428 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 408 USD/tấn.
Bức tranh cung cầu của thị trường gạo đang thiên về một xu hướng tăng trong giai đoạn quý IV/2022 và đầu năm 2023.
Thời tiết khắc nghiệt ở nhiều quốc gia châu Á - nơi chiếm 90% sản lượng gạo toàn cầu, đang đặt nguồn cung gạo vào tình trạng thiếu hụt đáng báo động.
Việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo, trong khi Trung Quốc dự báo sẽ nhập khẩu kỷ lục 6 triệu tấn gạo trong năm tới sẽ là cơ hội cho ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Do là loại lương thực thiết yếu, nên nhu cầu sử dụng gạo sẽ không bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế như những mặt hàng khác. Trong bối cảnh nguồn cung sụt giảm, nhu cầu ổn định, giá gạo thế giới và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn dư địa tiếp tục tăng trong thời gian tới.