Dầu giảm 2%
Giá dầu giảm 2% vào thứ Sáu do thanh khoản thị trường thấp, khép lại một tuần nổi bật lên 2 vấn đề là lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc và sự mông lung trong kế hoạch áp mức giá trần của phương Tây đối với dầu của Nga.
Giá dầu thô Brent kết thúc phiên giảm 1,71 USD, tương đương 2%, xuống 83,63 USD/thùng, dầu Tây Texas của Mỹ (giảm 1,66 USD, tương đương 2,1%, xuống 76,28 USD/thùng.
Cả hai loại dầu đều có tuần giảm thứ ba liên tiếp sau khi có lúc chạm mức thấp nhất 10 tháng trong tuần này. Dầu Brent kết thúc tuần giảm 4,6%, trong khi WTI giảm 4,7%.
Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, hôm thứ Sáu đã báo cáo một kỷ lục mới về số ca nhiễm COVID-19 hàng ngày, khi các thành phố trên cả nước tiếp tục thực thi các biện pháp kiểm soát di chuyển và những kiềm chế khác để kiểm soát dịch bệnh bùng phát.
Điều này đang bắt đầu ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu.
Vàng vững ở mức cao nhất 1 tuần
Giá vàng vững ở mức cao nhất 1 tuần do USD tăng giá, tính chung cả tuần vàng tăng nhẹ do kỳ vọng Fed sẽ thu hẹp quy mô tăng lãi suất.
Giá vàng giao ngay kết thúc phiên 25/11 ở mức 1.754,94 USD/ounce, trước đó có lúc giá đạt mức cao nhất trong phiên là 1.761,17/oz, tính chung cả tuần giá tăng 0,3%; giá vàng Mỹ kỳ hạn tháng 12 tăng 0,5% lên 1.754 USD.
Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao thuộc Kitco Metals, cho biết: “Tình hình COVID ở Trung Quốc dường như không khá hơn chút nào, vì vậy đó sẽ là vấn đề nóng bỏng nhất đối với thị trường, không chỉ vàng mà còn đối với tất cả các thị trường trong vài tuần tới”.
Tuy nhiên, đồng đô la Mỹ tăng 0,2%, khiến vàng được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên đắt hơn đối với người mua ở nước ngoài.
Giá đồng giảm
Giá đồng giảm vào thứ Sáu do số ca nhiễm COVID-19 gia tăng và việc phong tỏa ở Trung Quốc ảnh hưởng đến nhu cầu, trong bối cảnh đồng USD mạnh lên, khiến kim loại trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua bằng các loại tiền tệ khác.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại lớn nhất, đưa ra các biện pháp hỗ trợ nền kinh tế và lĩnh vực bất động sản của họ đã ngăn giá đồng giảm mạnh.
Kết thúc phiên giao dịch, giá đồng giao sau 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) giảm 0,5% xuống 8.004 USD/tấn.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc hôm thứ Sáu (25/11) cho biết họ sẽ cắt giảm lượng tiền mặt mà các ngân hàng phải dự trữ lần thứ hai trong năm nay, giải phóng khoảng 500 tỷ nhân dân tệ (69,8 tỷ USD) thanh khoản dài hạn để thúc đẩy nền kinh tế đang chậm lại.
Ngô tăng, lúa mì thấp nhất nhiều tháng
Giá ngô Mỹ tăng trong phiên cuối tuần khi thị trường tiếp tục theo dõi chặt chẽ thời tiết ở Nam Mỹ. Trong khi đó, giá lúa mì giảm mạnh, với hợp đồng lúa mì kỳ hạn tháng 12 chạm mức thấp nhất kể từ ngày 22 tháng 8, do giá lúa mì Nga yếu đi gần đây tiếp tục tác động tiêu cực lên thị trường.
Giá đậu tương kết thúc phiên gần như không thay đổi sau khi Argentina tuyên bố sẽ thiết lập lại chế độ trao đổi tiền tệ ưu đãi đối với xuất khẩu đậu tương cho đến cuối năm nay, nhằm tăng xuất khẩu loại cây trồng chủ lực của nước này và mang lại nguồn đô la mà họ đang rất cần thiết.
Kết thúc phiên giao dịch, giá đậu tương trên sàn Chicago tăng 1/4 cent lên 14,36-1/4 USD/bushel, ngô tăng 5 cent lên 6,71-1/4 USD/bushel.
Cà phê tăng
Giá cà phê arabica kỳ hạn tăng trong phiên cuối tuần, kéo dài đà hồi phục từ mức thấp nhất trong 16 tháng của tuần trước, với hợp đồng arabica kỳ hạn tháng 3 tăng 2,3 cent, tương đương 1,4%, lên 1,6505 USD/lb.
Hợp đồng này tăng 6,4% trong tuần, lấy lại phần lớn đà tăng đã mất vào tuần trước khi giá giảm 7,7%.
Gía robusta kỳ hạn tháng 1 tăng 15 USD, tương đương 0,8%, lên 1.857 USD/tấn.
Thị trường cà phê robusta được hỗ trợ bởi mưa ở Việt Nam làm gián đoạn vụ thu hoạch.
Giá đường giảm
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3 giảm 0,22 cent trong phiên thứ Sáu, tương đương 1,1%, xuống 19,33 cent/lb. Hợp đồng này đã mất 3,6% trong tuần.
Các đại lý lưu ý các nhà máy ở Brazil tiếp tục ưu tiên sử dụng mía để sản xuất đường hơn là sản xuất ethanol.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 3 giảm 9,40 USD, tương đương 1,7%, xuống 529,70 USD/tấn.
Dầu cọ tăng
Giá dầu cọ Malaysia tăng vọt vào thứ Sáu, đánh dấu tuần tăng đầu tiên trong ba tuần, do dữ liệu xuất khẩu tích cực và giá dầu thực vật tăng mạnh trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên.
Hợp đồng dầu cọ giao tháng 2 trên Sàn giao dịch phái sinh Bursa Malaysia tăng 94 ringgit, tương đương 2,33%, lên 4.134 ringgit (923,80 USD)/tấn vào thứ Sáu. Hợp đồng này đã tăng 7,37% trong cả tuần.
Xuất khẩu các sản phẩm dầu cọ của Malaysia từ ngày 1 đến ngày 25 tháng 11 đã tăng từ 4,1% đến 12,9%, theo dữ liệu từ công ty kiểm tra độc lập AmSpec Agri Malaysia và các nhà khảo sát hàng hóa Societe Generale de Surveillance và Intertek Testing Services.
Quặng sắt tăng tiếp
Giá quặng sắt tăng trong phiên cuối tuần.
Trên sàn Đại Liênm giá tiếp tục tăng do các biện pháp hỗ trợ lĩnh vực bất động sản mà Trung Quốc công bố gần đây, mặc dù tính chung cả tuần giá giảm do số ca nhiễm COVID-19 cao kỷ lục.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 1 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc kết thúc phiên cuối tuần tăng 3,3% lên 758,0 nhân dân tệ (105,84 USD)/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 1 tháng 8.
Trên Sàn giao dịch Singapore, quặng sắt kỳ hạn tháng 12 tăng 3,0% lên 98,60 USD/tấn.
Hợp đồng thép cây được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 0,7% trong phiên này, thép cuộn cán nóng tăng 0,8%, thép không gỉ tăng 0,4%, trong khi thép dây giảm 0,5%,
Cao su giảm
Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản giảm vào thứ Sáu, theo xu hướng giảm tại thị trường Thượng Hải, do lo ngại về nhu cầu chậm lại ở nước nhập khẩu hàng đầu thế giới sau khi số ca nhiễm COVID-19 ở Trung Quốc cao kỷ lục và các biện pháp kiềm chế mới đè nặng lên tâm lý thị trường.
Hợp đồng cao su giao tháng 5 của Sở giao dịch Osaka kết thúc phiên giảm 2,3 yên, tương đương 1,1%, xuống 212,3 yên (1,53 USD)/kg.
Hợp đồng cao su giao tháng 1 trên sàn giao dịch Thượng Hải giảm 55 CNY xuống còn 12.735 CNY (1.778 USD)/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 26/11: