Giá dầu giảm 3%
Giá dầu giảm 2 USD/thùng xuống mức thấp nhất 2 tuần, do lo ngại số liệu kinh tế gần đây sẽ đồng nghĩa với việc các ngân hàng trung ương tăng lãi suất mạnh hơn, gây áp lực tăng trưởng kinh tế và nhu cầu nhiên liệu.
Chốt phiên giao dịch ngày 22/2, dầu thô Brent giảm 2,45 USD tương đương 3% xuống 80,6 USD/thùng. Dầu thô Tây Texas WTI giảm 2,41 USD tương đương 3% xuống 74,05 USD/thùng. Đây là mức thấp nhất kể từ ngày 3/2/2023.
Biên bản cuộc họp mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho thấy rằng, phần lớn các quan chức của Fed đều nhất trí rủi ro lạm phát cao vẫn là “yếu tố chính” định hình chính sách tiền tệ và đảm bảo tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi được kiểm soát.
Chỉ số đồng USD tăng phiên thứ 2 liên tiếp, khiến dầu mua bằng đồng bạc xanh trở nên đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Đồng thời, báo cáo khác của Mỹ cho thấy một số dấu hiệu đáng lo ngại đối với nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới. Doanh số bán nhà trong tháng 1/2023 hiện giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10/2010.
Giá khí tự nhiên tăng
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng gần 5%, do dự báo thời tiết lạnh hơn so với dự kiến trước đó và các nhà đầu tư mua vào kiếm lời khi giá giảm mạnh.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn New York tăng 10,1 US cent tương đương 4,9% lên 2,17 USD/mmBTU, trong đầu phiên giao dịch giá khí tự nhiên tăng mạnh 11,1%.
Giá khí tự nhiên giảm dưới 2 USD/mmBTU – lần đầu tiên – kể từ tháng 9/2020 trong phiên giao dịch qua đêm. Tính đến nay, giá khí tự nhiên giảm gần 89% kể từ tháng 8/2022 (trên 10 USD/mmBTU).
Giá vàng tiếp đà giảm
Giá vàng giảm do đồng USD tăng, sau biên bản cuộc họp chính sách mới nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cho thấy các nhà hoạch định chính sách ủng hộ việc tăng lãi suất nhiều hơn, để chống lại lạm phát.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 0,5% xuống 1.825,6 USD/ounce và vàng kỳ hạn tháng 4/2023 trên sàn New York giảm 0,1% xuống 1.841,5 USD/ounce.
Vàng thường nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ, khi chi phí cơ hội nắm giữ vàng không mang lại lợi suất tăng.
Đồng USD tăng 0,3% lên mức cao nhất gần 1 tuần so với các đồng tiền chủ chốt khác, khiến vàng trở nên đắt hơn khi mua bằng tiền tệ khác.
Giá đồng giảm
Giá đồng giảm, do lo ngại việc tăng lãi suất của ngân hàng trung ương có thể hạn chế hoạt động kinh tế và nhu cầu tại nước tiêu thụ kim loại hàng đầu – Trung Quốc – giảm.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 1% xuống 9.107 USD/tấn, sau khi tăng lên mức cao nhất kể từ ngày 2/2/2023.
Trong tháng 1/2023, giá đồng tăng 10%, song ít thay đổi trong tháng này.
Dự kiến, tiêu thụ đồng của Trung Quốc trong năm 2023 sẽ tăng 3,5% lên 14,6 triệu tấn, nhà phân tích Rosealea Yao thuộc Gavekal Dragonomics cho biết.
Giá quặng sắt giảm, thép cây tăng
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm sau chuỗi tăng kéo dài, được thúc đẩy bởi lạc quan xung quanh triển vọng nhu cầu của Trung Quốc, sau khi Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của nước này điều chỉnh giới hạn giao dịch đối với một số hợp đồng nhất định.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn Đại Liên giảm 0,4% xuống 909,5 CNY (131,9 USD)/tấn, sau 5 phiên tăng liên tiếp.
Đồng thời, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn Singapore giảm 0,5% xuống 130,35 USD/tấn.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 0,1%, thép cuộn cán nóng giảm 0,2%, thép cuộn tăng 1,5% và thép không gỉ tăng 1,3%.
Giá cao su tại Nhật Bản rời khỏi chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp
Giá cao su tại Nhật Bản rời khỏi chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp, theo xu hướng giá cao su tại Thượng Hải và thị trường chứng khoán nội địa giảm, cùng với đó là dự kiến hoạt động sản xuất trong nước giảm đã gây áp lực thị trường.
Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2023 trên sàn Osaka giảm 0,6 JPY tương đương 0,3% xuống 225,7 JPY (1,67 USD)/kg.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn Thượng Hải giảm 70 CNY xuống 12.530 CNY (1.817 USD)/tấn.
Giá cao su kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn Singapore giảm 0,2% xuống 139,6 US cent/kg.
Một cuộc khảo sát kinh doanh cho biết, hoạt động sản xuất của Nhật Bản giảm mạnh nhất 30 tháng trong tháng 2/2023, một dấu hiệu đáng lo ngại đối với nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, đối mặt với nhu cầu yếu và áp lực chi phí tăng.
Giá cà phê cao nhất nhiều tháng
Giá cà phê arabica và robusta tăng lên mức cao nhiều tháng, được thúc đẩy bởi nguồn cung trong ngắn hạn thắt chặt và hoạt động đẩy mạnh mua vào.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn ICE tăng 5,05 US cent tương đương 2,6% lên 1.995 USD/lb, sau khi tăng lên mức cao nhất 4 tháng (1,9975 USD/lb).
Đồng thời, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn London tăng 72 USD tương đương 3,4% lên 2.205 USD/tấn, sau khi tăng lên mức cao nhất 5 tháng (2.208 USD/tấn).
Giá đường tiếp đà giảm
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2023 trên sàn ICE giảm 0,04 US cent tương đương 0,2% xuống 21,29 US cent/lb.
Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn London giảm 1,9 USD tương đương 0,3% xuống 567 USD/tấn.
Giá lúa mì thấp nhất gần 1 tháng, đậu tương và ngô giảm
Giá lúa mì tại Mỹ giảm xuống mức thấp nhất gần 1 tháng, khi hoạt động đấu thầu mua vào của Ai Cập làm gia tăng cạnh tranh xuất khẩu từ khu vực Biển Đen, song giảm bớt lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung của Ukraina do xung đột Nga – Ukraina.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì kỳ hạn tháng 3/2023 giảm 13-1/2 US cent xuống 7,37 USD/bushel sau khi giảm xuống 7,33 USD/bushel – thấp nhất kể từ ngày 24/1/2023. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 3/2023 giảm 10 US cent xuống 15,38-3/4 USD/bushel và giá ngô giao cùng kỳ hạn giảm 5-3/4 US cent xuống 6,74-3/4 USD/bushel.
Giá dầu cọ tăng
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng, theo xu hướng giá dầu đậu tương tại Mỹ tăng, trong bối cảnh lo ngại cây trồng tại Argentina bị ảnh hưởng bởi hạn hán.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 5/2023 trên sàn Bursa Malaysia tăng 0,17% lên 4.148 ringgit (934,44 USD)/tấn. Trước đó trong phiên, giá dầu cọ tăng 2,08% lên mức cao nhất kể từ ngày 4/1/2023.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 23/2: