Giá dầu tăng tiếp
Giá dầu tăng, được hỗ trợ bởi dự báo tăng trưởng nhu cầu của OPEC, thị trường lao động được nới lỏng và lạm phát chậm lại, dấy lên kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, bất chấp những bình luận gần đây của các quan chức Fed.
Chốt phiên giao dịch ngày 13/6, dầu thô Brent tăng 15 US cent tương đương 0,2% lên 82,75 USD/thùng và dầu WTI tăng 12 US cent tương đương 0,2% lên 78,62 USD/thùng. Cả hai loại dầu đều tăng gần 1% trong phiên trước đó.
Những bình luận mới đây của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cũng thúc đẩy giá dầu thô. Tổ chức này dự kiến nhu cầu sẽ tăng lên 116 triệu thùng/ngày (bpd) vào năm 2045 và có thể cao hơn nữa.
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm
Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm 3%, do dự báo nhu cầu trong 2 tuần tới giảm và dự kiến nguồn cung sẽ sớm tăng, khi đường ống khí đốt tại Mountain Valley đi vào hoạt động.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 7/2024 trên sàn New York giảm 8, 6 US cent tương đương 2,8% xuống 2,959 USD/mmBTU.
Giá vàng giảm hơn 1%
Giá vàng giảm hơn 1%, sau số liệu giá sản xuất của Mỹ thấp hơn so với dự kiến, cùng với đó là hoạt động bán ra chốt lời.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 0,9% xuống 2.302,13 USD/ounce. Vàng kỳ hạn tháng 8/2024 trên sàn New York giảm 1,5% xuống 2.363,1 USD/ounce.
Giá sản xuất của Mỹ trong tháng 5/2024 giảm, trong bối cảnh chi phí năng lượng giảm, cho thấy lạm phát đã giảm sau khi tăng mạnh trong quý 1/2024.
Giá đồng giảm
Giá đồng giảm, trong khi đồng USD duy trì vững, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đẩy lùi việc cắt giảm lãi suất đến cuối năm.
Giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 1,7% xuống 9.775 USD/tấn.
Đồng USD tăng mạnh, song chỉ số giá sản xuất của Mỹ (PPI) trong tháng 5/2024 bất ngờ giảm, đã gây áp lực giá đồng giảm. Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ (CPI) trong tháng 5/2024 cũng thấp hơn so với dự kiến.
Tính đến nay, giá đồng đã giảm 11% từ mức cao kỷ lục 11.104,5 USD/tấn trong tháng 5/2024.
Giá quặng sắt và thép cây tăng
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng, được hỗ trợ bởi động thái mới nhất của Bắc Kinh nhằm vực dậy lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn, song nhu cầu ngắn hạn yếu và tồn trữ tại các cảng của nước tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – ở mức cao, đã hạn chế đà tăng.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2024 trên sàn Đại Liên tăng 0,93% lên 817 CNY (112,67 USD)/tấn. Trong phiên trước đó, giá quặng sắt giảm hơn 4%.
Đồng thời, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 7/2024 trên sàn Singapore tăng 0,7% lên 106,6 USD/tấn.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 0,5%, thép cuộn cán nóng tăng 0,4%, thép cuộn tăng 0,16%, trong khi thép không gỉ giảm 1,13%.
Giá cao su tại Nhật Bản giảm hơn 2%
Giá cao su tại Nhật Bản giảm, theo xu hướng giá cao su tổng hợp giảm khi giá dầu thô suy yếu, cùng với đó là thuế quan đối với xe điện của nước tiêu thụ cao su lớn – Trung Quốc – cũng gây áp lực thị trường.
Giá cao su kỳ hạn tháng 11/2024 trên sàn Osaka (OSE) giảm 7,9 JPY tương đương 2,25% xuống 343 JPY (2,18 USD)/kg.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2024 trên sàn Thượng Hải giảm 110 CNY xuống 15.485 CNY (2.135,45 USD)/tấn.
Giá cao su kỳ hạn tháng 7/2024 trên sàn Singapore giảm 2,04% xuống 177,3 US cent/kg.
Giá cà phê giảm tại Việt Nam và Indonesia, tăng tại London và New York
Giá cà phê tại Việt Nam giảm nhẹ theo xu hướng giá trên thị trường toàn cầu, khi vụ thu hoạch tại Brazil bắt đầu, song giá tại Indonesia bất ngờ biến động.
Giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam (loại 2, 5% đen & vỡ) chào bán ở mức cộng 600-700 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 9/2024 trên sàn London. Tại thị trường nội địa, cà phê nhân xô được bán với giá 120.000-121.000 VND (4,72-4,76 USD)/kg, giảm nhẹ so với 123.500-125.000 VND/kg 1 tuần trước đó.
Tại Indonesia, giá cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) chào bán ở mức cộng 1.050 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2024 trên sàn London, giảm so với mức cộng 1.350 USD/tấn 1 tuần trước đó.
Trong tháng 5/2024, Việt Nam đã xuất khẩu 79.358 tấn cà phê tương đương 1,32 triệu bao (60 kg), giảm 47,8% so với tháng trước đó. Trong 5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 817.514 triệu tấn cà phê, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tại London, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9/2024 tăng 0,7% lên 4.116 USD/tấn. Giá tăng lên mức cao kỷ lục 4.394 USD/tấn trong tuần trước.
Tại New York, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9/2024 tăng 0,2% lên 2,255 USD/lb, sau khi tăng 1,5% trong phiên trước đó.
Giá đường tiếp đà tăng
Giá đường thô kỳ hạn tháng 7/2024 trên sàn ICE tăng 0,4% lên 19,17 US cent/lb.
Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2024 trên sàn London tăng 0,5% lên 557,3 USD/tấn.
Giá ngô cao nhất 2 tuần, lúa mì và đậu tương tăng
Giá ngô trên sàn Chicago tăng lên mức cao nhất 2 tuần, do lo ngại nhiệt độ tại khu vực vành đai trồng ngô của Mỹ tăng.
Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 7/2024 tăng 4-1/4 US cent lên 4,58-1/2 USD/bushel. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 7/2024 tăng 12-1/4 US cent lên 11,89-1/2 USD/bushel và giá lúa mì giao cùng kỳ hạn tăng 3 US cent lên 6,2 USD/bushel.
Trong báo cáo hàng tháng, USDA giảm dự báo tồn trữ ngô toàn cầu cuối niên vụ 2024/25 xuống còn 310,77 triệu tấn, so với mức 312,27 triệu tấn dự báo tháng 5/2024.
Giá gạo giảm tại Việt Nam, không thay đổi tại Ấn Độ và Thái Lan
Giá gạo xuất khẩu từ Việt Nam giảm nhẹ, do chi phí vận chuyển tăng, trong khi đó giá gạo xuất khẩu từ các trung tâm châu Á lớn khác duy trì vững.
Tại Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo hàng đầu, giá gạo 5% tấm ở mức 539-546 USD/tấn, không thay đổi so với 1 tuần trước đó.
Đối với loại 5% tấm, giá gạo Việt Nam ở mức 570-575 USD/tấn, giảm so với 575-580 USD/tấn 1 tuần trước đó.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng 5/2024 giảm 14,6% so với tháng 4/2024 xuống 856.000 tấn. Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái lên 4,02 triệu tấn.
Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm ở mức 630 USD/tấn, không thay đổi so với 1 tuần trước đó.
Giá dầu cọ rời khỏi chuỗi tăng 2 phiên liên tiếp
Giá dầu cọ tại Malaysia rời khỏi chuỗi tăng 2 phiên liên tiếp, theo xu hướng giá dầu đậu tương trên sàn Chicago và giá dầu thô suy yếu, cùng với đó là đồng ringgit tăng mạnh cũng gây áp lực giá.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 8/2024 trên sàn Bursa Malaysia giảm 22 ringgit tương đương 0,56% xuống 3.931 ringgit (837,62 USD)/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 14/6