Thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới vừa trải qua tháng 10 tồi tệ nhất trong 5 năm qua: Nhiều nhà đầu tư chán nản rút lui

Bạch Linh | 11:43 28/10/2023

Có khả năng đây là tháng 10 tồi tệ nhất trong 5 năm qua của thị trường chứng khoán Mỹ.

Thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới vừa trải qua tháng 10 tồi tệ nhất trong 5 năm qua: Nhiều nhà đầu tư chán nản rút lui

Khảo sát của các nhà quản lý chuyên nghiệp cho thấy, các nhà đầu tư đã “tháo chạy” khỏi thị trường, cổ phiếu bị bán tháo xuống mức thấp nhất kể thị trường gấu năm 2022. Các quỹ phòng hộ vừa đẩy mạnh bán khống cổ phiếu đơn lẻ trong tuần thứ 11 liên tiếp.

Rất khó tìm được người bắt đáy thị trường khi S&P 500 giảm hơn 1% 5 lần khác nhau trong tháng 10 và đẩy chỉ số này rơi vào phạm vi điều chỉnh sau phiên giao dịch 27/10. Chỉ báo biến động của Nasdaq dao động gần mức cao nhất kể từ tháng 3. Sau khi lĩnh vực công nghệ có nhiều tiến triển nhờ báo cáo tài chính tích cực từ Amazon, Intel, Nasdaq đã kết thúc 2 tuần giảm tồi tệ nhất trong năm nay. Thế nhưng, tháng 10 vẫn chưa kết thúc và điều tồi tệ hơn có thể vẫn ở phía trước.

Một cuộc thăm dò của National Association of Active Investment Managers cho thấy rủi ro đang quay trở lại mức tháng 10/2022. Goldman Sachs thì nhận định việc các nhà đầu cơ chuyên nghiệp tăng cường bán khống trong gần 3 tháng đã là mức dài nhất kể từ khi dữ liệu được thu thập.

Chỉ số Biến động CBOE (VIX) - được gọi là thước đo nỗi sợ hãi trên Phố Wall, đã giữ trên mốc 20 trong tuần thứ hai liên tiếp sau khi ở dưới ngưỡng hơn 100 ngày. Trái phiếu trong những ngày qua khiến các nhà đầu tư có thêm lý do để lo lắng rằng trong bối cảnh sự biến động hơn 10 điểm cơ bản vào thứ 4 và thứ 5 có thể gây thêm áp lực cho mùa báo cáo tài chính, các công ty không đạt được ước tính sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Matt Maley – chiến lược gia trưởng tại Miller, Tabak + Co, cho biết: “Với lợi suất cao hơn nhiều so với sáu tháng trước, thị trường chứng khoán sẽ phải giảm xuống mức định giá phù hợp hơn với mức lịch sử”.

“Lợi suất tăng mạnh như gần đây kể từ năm 1982 sẽ mang tới vấn đề cho cổ phiếu”, nhà phân tích cấp cao Edward Moya của công ty phân tích và dữ liệu Oanda cho biết.

Mặt khác, các chiến lược gia tại Barclays đánh giá tỷ lệ đầu tư vào cổ phiếu thấp hơn cùng các tín hiệu kỹ thuật lạc quan đang làm tăng khả năng xảy ra một đợt phục hồi cuối năm. Đó là thông điệp đã được lặp lại trước đó của Bank of America và Deutsche Bank.

Callie Cox tại eToro cũng đánh giá: “Nỗi sợ hãi khiến các nhà đầu tư không thoải mái nhưng đó là tín hiệu lành mạnh trên thị trường. Nếu các nhà đầu tư chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất, họ sẽ giảm khả năng bán tháo nếu tin tức xấu xuất hiện”.

Tất nhiên, việc dự đoán các cú ngoặt của thị trường là không thể. Trong bối cảnh các nhà đầu tư đang lắng nghe thông điệp lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn của Fed và các chỉ số lạm phát quan trọng vẫn còn nóng, tâm lý tiêu cực cũng là điều hợp lý. Việc Fed thu hẹp bảng cân đối kế toán với tốc độ nhanh chóng đã gây áp lực lên các nhà đầu tư đang tìm kiếm manh mối về việc lợi suất có thể tăng cao đến mức nào.

Peter van Dooijeweert, chuyên gia phòng hộ tại Man Group cho biết: “Lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn và các dấu hiệu lạm phát gần đây cho thấy trái phiếu sẽ không sớm ổn định. FED tăng lãi suất sẽ làm giảm khả năng vay vốn, khả năng phục hồi của doanh nghiệp”.


(0) Bình luận
Thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới vừa trải qua tháng 10 tồi tệ nhất trong 5 năm qua: Nhiều nhà đầu tư chán nản rút lui
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO