Công ty TNHH Vĩnh Hiệp - đơn vị sản xuất cà phê hữu cơ tại Gia Lai mới đây đã đặt một chân vào thị trường Trung Quốc thông qua việc ký kết hàng loạt biên bản ghi nhớ với đối tác. Đây cũng là DN xuất khẩu được cà phê hữu cơ sang Châu Âu ngay sau khi hiệp định EVFTA có hiệu lực hồi tháng 9/2020.
Katinat Saigon Kafe - chuỗi đồ uống nổi tiếng tại TP. HCM vừa ra mắt Hà Nội với cơ sở đầu tiên nằm ngay khu phố trung tâm. Bất chấp dòng người xếp hàng dài ở ngã tư Lý Thường Kiệt – Quán Sứ để chờ thưởng thức món trà sữa chôm chôm, chuyên gia F&B Đào Đức Lộc không đánh giá cao tiềm năng của Katinat tại thị trường thủ đô.
Trong menu của %Arabica Việt Nam, đồ uống rẻ nhất là Espresso có giá 65.000 đồng cho 120 ml. Nhìn sang menu của Starbucks, món này có giá 40.000 – 55.000 đồng cho 240 ml – 350 ml.
Nếu xét về giá trị và số lượng cửa hàng, mặc dù Việt Nam là thị trường cà phê lớn nhất Đông Nam Á nhưng số lượng cửa hàng Starbucks trên 1 triệu dân chỉ có 0,9, con số nhỏ nhất trong số 6 nền kinh tế khác trong khu vực.
Không giống nhiều thị trường khác, ngành công nghiệp cà phê của Trung Quốc ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Điều này khiến cuộc chiến tranh giành thị phần của các thương hiệu cà phê ngày càng khốc liệt.
Trái ngược với đà giảm của cà phê thế giới, giá cà phê nội địa đang tăng trưởng tốt, trung bình tăng thêm 2.000 đồng/kg. Các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này cần tận dụng các cơ hội để tìm kiếm thị trường mới.
Theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, đầu tháng 6, giá cà phê thế giới tiếp tục đà phục hồi. Thị trường đang bước sang một giai đoạn mới, với tin tức thời tiết sương giá mùa đông ở Brazil là yếu tố quyết định.