Yếu tố tiền tệ vẫn đóng vai trò quan trọng đến giá cà phê thế giới.
Theo khảo sát của MarketTimes, giá cà phê các phiên tuần qua ( từ ngày 11-14/7) xu hướng giảm, duy chỉ có ngày 14/7 giá mặt hàng này bật tăng 600 đồng/kg. Đến phiên giao dịch hôm nay (15/7), giá cà phê lại quay đầu giảm so với cùng thời điểm ngày hôm qua.
Ghi nhận ở thị trường trong nước, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê được thu mua với mức 35.400 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 36.300 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 36.200 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 36.200 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 36.100 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 36.200 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 36.100 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 36.200 đồng/kg.
Còn trên thị trường thế giới, nửa đầu tháng 7/2022, giá cà phê tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất từ đầu năm nay, do lo ngại rủi ro tăng cao khi Ngân hàng Trung ương các nước đồng loạt nâng cao lãi suất cơ bản tiền tệ để ngăn chặn lạm phát.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2021 tăng 45 USD/tấn ở mức 1.762 USD/tấn, giao tháng 11/2021 tăng 44 USD/tấn ở mức 1.756 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2021 tăng 4,35 cent/lb ở mức 156,6 cent/lb, giao tháng 12/2021 tăng 4,35 cent/lb ở mức 159.45 cent/lb.
Chỉ sau 1 phiên tăng nhẹ, giá cà phê thế giới lại giảm sâu, Arabica rớt không ngừng. Sự suy giảm của thị trường cà phê nằm trong tình trạng chung của các sàn hàng hóa, giá vàng và dầu thô cũng giảm mạnh. Đầu giờ sáng nay, giá cà phê trong nước mất tới 1.000 đồng/kg.
Tại cuộc điều trần trước Quốc hội Mỹ, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết nền kinh tế lớn nhất thế giới này vẫn còn "một chặng đường dài phía trước" để trở lại trạng thái toàn dụng lao động sau đại dịch Covid-19, vì vậy Fed đảm bảo rằng chính sách tiền tệ sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ cho đến khi nền kinh tế phục hồi hoàn toàn.
Fed cho biết ngân hàng này sẵn sàng giảm chương trình mua trái phiếu để ứng phó với “những diễn biến kinh tế bất ngờ”, trong đó có khả năng kinh tế Mỹ đạt trạng thái toàn dụng lao động và lạm phát tăng lên trên 2% nhanh hơn dự đoán.
Xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn có cơ hội tăng trưởng
Hiện tại, thị trường cà phê xuất khẩu Việt Nam lắng đọng do giá đầu vào cao hơn đầu ra. Giá mua vào tương đương với 1.850 Usd/tấn chưa cộng phí nhưng bên mua chỉ trả 1.830 USD/tấn Fob. Giá xuất khẩu loại 2, tối đa 5% đen vỡ đang được chào mua trừ 150 USD/tấn (1.980-150) nên giá bán phải 1.950 USD/tấn mới cân bằng.
Theo ước tính, tháng 6/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 145 nghìn tấn, trị giá 335 triệu USD, tăng 1,9% về lượng và tăng 3,2% về trị giá so với tháng 5/2022, so với tháng 6/2021 tăng 13,3% về lượng và tăng 34,7% về trị giá. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt xấp xỉ 1,03 triệu tấn, trị giá 2,32 tỷ USD, tăng 21,7% về lượng và tăng 49,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Tháng 6/2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước tính đạt mức 2.309 USD/tấn, tăng 1,3% so với tháng 5/2022 và tăng 18,9% so với tháng 6/2021. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 2.258 USD/ tấn, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), dự báo sản lượng cà phê thế giới trong niên vụ 2021-2022 giảm 8,5 triệu bao (tương ứng giảm 4,8%) so với niên vụ 2020-2021, xuống còn 167,5 triệu bao (loại 60 kg/bao). Nguyên nhân là do cà phê Arabica tại Brazil bước vào chu kỳ năng suất thấp hai năm một lần và ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết bất lợi.
Việt Nam là quốc gia lớn thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê, chỉ đứng sau Brazil. Trong năm 2022, nguồn cà phê từ Brazil giảm sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê nói chung, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong nước, nông dân trồng cà phê đang chịu áp lực trước chi phí phân bón và xăng dầu tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận. Một số hộ phải cắt giảm chi phí đầu vào, hạn chế bán ra để chờ giá tăng.
Tuy nhiên, theo chuyên gia phân tích cà phê Nguyễn Quang Bình, hiện tại đồng Reais tiếp tục sụt giảm đã hỗ trợ người Brazil đẩy mạnh bán cà phê ra, kể cả khi Trung Quốc mở cửa trở lại và giá cả phần lớn các loại hàng hóa nguyên liệu gia tăng. Đây chính là nguyên nhân khiến giá giảm tạm thời.
Hiện tại, các thị trường cà phê phái sinh sắp đáo hạn hợp đồng quyền chọn tháng 7 cũng là động lực để các giới đầu cơ tiếp tục cân đối, điều chỉnh các vị thế đầu cơ đang nắm trong những ngày sắp tới. Do đó dự báo, giá cà phê sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tiếp theo.
Mặt khác, các chuyên gia dự báo giá cà phê có thể sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung cấp cà phê Arabica chế biến ướt chất lượng cao cho sàn New York chủ yếu từ khối sản xuất Mexico khu vực
Mặt khác, các chuyên gia dự báo giá cà phê có thể sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung cấp cà phê Arabica chế biến ướt chất lượng cao cho sàn New York chủ yếu từ khối sản xuất Mexico khu vực Trung Mỹ dường như đã cạn kiệt do việc đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn giá cao từ đầu năm.