Sửa Luật Đất đai, không nên đấu thầu dự án chưa giải phóng mặt bằng

Lê Sáng | 11:08 03/01/2024

Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), HoREA kiến nghị không đấu thầu dự án chưa giải phóng mặt bằng do sẽ phát sinh nhiều bất cập.

Sửa Luật Đất đai, không nên đấu thầu dự án chưa giải phóng mặt bằng
Thực tế cho thấy, giải phóng mặt bằng luôn là khâu kéo dài và phức tạp nhất trong công tác triển khai dự án. Ảnh minh họa, nguồn - Int

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi quy định UBND cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức đấu thầu và chọn nhà đầu tư, sau đó mới ban hành quyết định thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Chậm nhất 36 tháng kể từ ngày công nhận kết quả trúng đấu thầu, UBND cấp tỉnh phải giao đất sạch này cho nhà đầu tư.

Trong văn bản góp ý dự thảo luật này mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) cho rằng việc quy định “trách nhiệm” của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện đấu thầu trước và đã lựa chọn được nhà đầu tư, rồi sau đó mới ban hành quyết định thu hồi đất, tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giao đất sạch cho nhà đầu tư trúng thầu thì có một số “bất cập” và có thể phát sinh “xung đột lợi ích” giữa cơ quan nhà nước với người có đất bị thu hồi.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cho rằng quy định về đấu thầu trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi dễ gây hiểu nhầm cho người dân là nhà nước thu hồi đất để giao cho doanh nghiệp và dùng tiền ứng trước để bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Trong khi thực tế nhà đầu tư đã được lựa chọn thông qua đấu thầu công khai.

Không những vậy, quy định "nhà đầu tư trúng đấu thầu có trách nhiệm ứng vốn để bồi thường, giải phóng mặt bằng trong 3 tháng" được đánh giá chưa đủ độ rõ. Bởi nhà đầu tư đã đề xuất chi phí này trong hồ sơ dự thầu. Trong trường hợp chi phí thực tế phát sinh cao hơn mức đề xuất sẽ gây rủi ro và thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

Theo HoREA, mục đích đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư có năng lực nhất, dự án có chất lượng tốt nhất và có cam kết nghĩa vụ tài chính cao nhất. Do đó, hiệp hội này kiến nghị chỉ đấu thầu dự án đã giải phóng mặt bằng để tránh xung đột lợi ích giữa nhà nước và người có đất bị thu hồi. Ngoài ra, bỏ quy định UBND cấp tỉnh phải thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư để giao đất cho nhà đầu tư.

Về điều kiện dự án thực hiện đấu thầu cần có quy hoạch xây dựng 1/2000, ông Châu cho biết chưa đủ mà cần có quy hoạch xây dựng 1/500. Bởi nhà đầu tư sẽ có thêm các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể để lập hoàn chỉnh dự án đầu tư. Ví dụ 4 lô đất từng bị hủy kết quả đấu giá thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm có quy hoạch 1/500, HoREA cho rằng TP HCM hoàn toàn có thể đấu thầu dự án bên cạnh đấu giá quyền sử dụng đất.

Chủ tịch HoREA cũng đề nghị bổ sung dự án thương mại, dịch vụ, y tế, giáo dục, du lịch, vui chơi giải trí, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, cũng được đấu thầu chọn nhà đầu tư. Hiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi chỉ quy định đấu thầu chọn nhà đầu tư với dự án nhà ở thương mại, dự án hỗn hợp nhà ở và kinh doanh thương mại, dịch vụ nên chưa phủ kín các dự án khác, đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Có thể bạn quan tâm
Sau tuần giá vàng giảm mạnh, giới phân tích và đầu tư bỗng 'chia rẽ' quan điểm
Thị trường vàng đã trải qua một tuần rớt thê thảm khi mất hơn 2%, đánh dấu tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/2023. Mặc dù vậy, nhìn lướt qua biểu đồ giá hàng tuần cho thấy hầu hết mức giảm rơi vào gần cuối tuần, khi các nhà giao dịch bán kiếm lời sau khi giá tăng vào đầu tuần, và tăng trở lại vào thứ Sáu, sau dữ liệu lạm phát của Mỹ.
Sửa Luật Đất đai, không nên đấu thầu dự án chưa giải phóng mặt bằng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO